PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI MÔ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 66 - 77)

1.5 .TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI MÔ

TRƯỜNG, ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VĂN HOÁ VÀ ĐỜI - – SỐNG TẠI XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HỒ BÌNH.

2.3.1. Thực trạng về các dịch vụ hỗ trợ đối với môi trường.

Thung Nai có các hệ sinh thái tự nhiên khá đa dạng và phong phú, với 2223,63 ha rừng (trong đó có 1100,3 ha rừng tự nhiên), với khu vực lịng hồ Hồ Bình, cộng đồng người Mường sinh sống… Đây là những tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Do vậy, việc đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên, các hệ sinh thái và môi trường là rất quan trọng, đảm bảo cho phát triển bền vững ngành du lịch.

Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được điều chỉnh trên cơ sở Luật Môi trường năm 1994 đã chỉ rõ nguồn đầu tư từ ngân sách cũng như từ kinh phí bảo vệ mơi trường đối với các doanh nghiệp. Việc thực hiện đầy đủ các điều khoản của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 là nguồn đầu tư đáng kể cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, các hệ sinh thái và môi trường ở Thung Nai.

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 59

Hiện nay UBND huyện Cao Phong thực hiện tốt nguồn kinh phí bảo vệ môi trường. Riêng đối với xã Thung Nai hàng năm phịng Tài ngun mơi trường đã tham mưu cho UBND huyện trang bị cho mỗi thuyền đò chở khách du lịch 01 thùng rác và các thùng rác cỡ lớn tại các điểm du lịch.

2.3.2. Đối với phát triển kinh tế - xã hội văn hoá và đời sống.

Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Cao - Phong, xã Thung Nai đã có những tiến bộ rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên là một xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hiện vẫn gặp nhiều khó khăn khơng chỉ đối với phát triển kinh tế xã hội mà cả trong việc thực hiện chính sách xã hội.-

Được sự quan tâm của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, cùng với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Thung Nai trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ.

Những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng, nhất là Nghị quyết số 24- NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác dân tộc (tháng 2-2003) với nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn văn hóa, giữ vững an ninh chính trị đã được Chính phủ cụ thể hóa bằng nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chính sách xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và ở Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hồ Bình nói riêng.

Nhờ có hệ thống các chính sách đồng bộ, kịp thời và việc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nên Thung Nai đã có những đổi thay rất cơ bản. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao từng bước, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.-

Về thành tựu xóa đói, giảm nghèo: Năm 2002 (thời điểm tách huyện), tỷ lệ hộ đói nghèo của Thung Nai là 71,08%, sau 9 năm thực hiện Chương trình 135 (2002 - 2011), tỷ lệ này cịn trên 53,03%. Hơn 22 ngàn cơng trình kết cấu hạ tầng được xây dựng và đưa vào sử dụng, bao gồm: 3 cơng trình giao thơng, 3 cơng trình thủy lợi, 01 trường Tiểu học, 01 Trường THCS, 01 Trường Mầm non kiên cố, 07 cơng trình cấp nước sinh hoạt, 01 cơng trình điện, 01 trạm y tế bảo đảm phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, 02 chợ.

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 60

Hệ thống cơ sở vật chất hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của Thung Nai. Về cơ bản, không cịn hộ đói kinh niên, bình qn lương thực từ 286kg/người (năm 2002) tăng lên 702kg/ người (năm 2011). Là một xã từ chỗ phải cứu trợ lương thực hằng năm, đến nay cơ bản đã bảo đảm được an ninh lương thực, góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

Việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II với 4 nhiệm vụ triển khai tiếp tục đạt hiệu quả tích cực. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã hỗ trợ trực tiếp cho trên 200 hộ nông dân. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đã đầu tư xây dựng 4 cơng trình thiết yếu, trong đó có 4 cơng trình đã hồn thành và được đưa vào sử dụng. Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý đã hỗ trợ kinh phí cho 371 cháu của các hộ học bán trú.

Những con số nêu trên trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của Thung Nai là những thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với cả tỉnh thì tỷ lệ hộ đói nghèo của Thung Nai vẫn cịn cao, đời sống của nhân dân vẫn cịn khó khăn, nguy cơ tái nghèo cịn tiềm ẩn, nhất là mỗi khi có thiên tai. Do đó, việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vẫn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Cùng với xóa đói, giảm nghèo, chính sách chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở Thung Nai cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm và Thông tư 09/2009/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BTC về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miễn phí một số dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là chương trình quân dân y kết hợp của Bộ Quốc phòng được thực hiện với các hoạt động nhằm hướng tới việc phòng, chống bướu cổ, sốt rét, tiêm chủng mở rộng, xóa xã "trắng" về y tế, bảo đảm kịp thời việc khám chữa bệnh cho đồng bào. Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đã có nhiều cố gắng và được cải thiện rõ rệt. Thung Nai cịn có mạng lưới y tế thơn, bản. Xét ở mặt bằng chung các chỉ số về y tế, dinh dưỡng năm sau

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 61

đều cao hơn năm trước. Tại các vùng trọng điểm về sốt rét, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm đáng kể. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin cho trẻ em đạt trên 95,6%. -

Về chính sách giáo dục nâng cao dân trí cho nhân dân hiện nay có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, như chính sách đối với trường dân tộc nội trú, chính sách miễn giảm học phí, cấp miễn phí sách giáo khoa, giấy vở, thực hiện chế độ thu hút cho giáo viên, hỗ trợ cho học sinh nghèo học bán trú và học sinh mẫu giáo, tăng cường cơ sở vật chất trường học; thơng qua thực hiện Chương trình 135, Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg về kiên cố hóa trường học trong cả nước, Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm. Học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo được miễn 100% học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường và được cấp một lần tối thiểu 120.000 đ/năm để mua sách vở, đồ dùng học tập... Nhờ đó, trình độ học vấn của đồng bào ngày một nâng cao hơn so với trước đây.

Về văn hóa, thơng qua nhiều chương trình cụ thể như chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho tồn xã. Các lễ hội như Đền Chúa Thác Bờ, chùa xóm Chiềng đã được tổ chức với nhiều hình thức và nội dung phong phú, số lượng và chất lượng được nâng cao, đã giúp cho đồng bào được thụ hưởng đời sống văn hóa mới, lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Thơng qua các hoạt động lễ hội, việc bảo tồn, phát huy văn hóa, các nội dung phổ biến khoa học kỹ thuật, hư- ớng dẫn cách làm ăn, kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu để vươn lên xóa đói, giảm nghèo đã phát huy tác dụng rất tích cực. Các loại báo thiết yếu khơng thu tiền như báo Nhân dân, tạp chí Dân tộc và miền núi theo Quyết định số 975/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến các xã nghèo đã có tác dụng thiết thực trong việc chuyển tải thông tin đến với bà con Thung Nai giúp bà con nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận dụng các kinh nghiệm hay, cách làm tốt vào điều kiện thực tế để vươn lên thốt khỏi đói nghèo.

Việc kết hợp giữa nội lực của đồng bào với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, các cá nhân, tập thể, các tổ chức quốc tế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trên con đường xây dựng quê hươngphát triển

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 62

bền vững về kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"./.

2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIÊN DU LỊCH ĐÔI VỚI MÔI TRƯỜNG, ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VĂN HOÁ VÀ ĐỜI SỐNG – TÃI XÃ THUNG NAI HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HỒ BÌNH. [24,232].

2.4.1. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đối với môi trường.

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định nên các hoạt động du lịch liên quan chặt chẽ với môi trường (cả tự nhiên, xã hội và nhân văn). Vì vậy, giữa du lịch và môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên có sự quan hệ tương hỗ với nhau rất mật thiết.

2.4.1.1. Tác động tích cực:

- Tác động đến mơi trường du lịch tự nhiên:

Hoạt động du lịch tại Thung Nai hiện nay đã tạo ra những hiệu quả tốt như: đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước, rừng phòng hộ tại khu vực lịng Hồ Hồ Bình. Hiện nay cơng ty DAVICO đang có những dự án xây dựng khu Khu nghỉ dưỡng xanh cao cấp kết hợp tập luyện Yoga và Spa tại khu vực xã Thung Nai vùng hồ Sông Đà

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hồ Bình, UBND huyện Cao Phong và UBND xã Thung Nai đã đầu tư xây dựng lại 15 km đường nhựa từ thành phố Hồ Bình lên xã Thung Nai và ra những giải pháp nhằm hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư như giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng.

- Tác động đến môi trường du lịch nhân văn:

Thông qua hoạt động du lịch, du khách đến Thung Nai sẽ được sự giao lưu với người Mường. Hiểu hơn về cách sống, tập tục sinh hoạt của người dân bản địa, du khách còn được thưởng thức nghệ thuật của người Mường như cồng chiêng, sáo..., được ăn các món ăn truyền thống của Mường. Từ đó góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Mường đang ngày dần mai một.

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 63

Du lịch tại Thung Nai nói riêng và du lịch lịng Hồ Hồ Bình nói chung cịn là niềm tự hào của người dân Hồ Bình, nơi có nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á và hồ Hồ Bình được ví như ”Hạ Long thu nhỏ”.

2.4.1.2. Tác động tiêu cực:

Sự phát triển của du lịch ở Thung Nai kéo theo sự gia tăng rác thải rất lớn trong khi đó việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở hầu hết các điểm du lịch ở Thung Nai chưa được thực hiện tốt. Vì vậy ở nhiều nơi rác thải làm mất vẻ đẹp cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường. Một trong những hoạt động du lịch gây ô nhiễm nhất ở Thung Nai là ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đây là do hoạt động các tàu thuyền du lịch, các phương tiện này khi hoạt động đã thải vào không gian một lượng lớn khí thải. Đặc biệt nồng độ khí xả từ các động cơ máy móc làm ơ nhiễm khơng khí, gây ra nhiều bệnh phổi và nhiều tác động xấu lên cơ thể qua đường hô hấp đối với người dân địa phương và khách du lịch.

2.4.2. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội

văn hoá và đời sống.

2.4.1.1. Tác động tích cực:

Du lịch Thung Nai phát triển sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho cộng đồng dân cư tại xã Thung Nai trên 4 phương diện như sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã, xóm và đóng góp vào thu nhập cho cộng đồng dân cư. Xuất phát điểm về kinh tế của các xã xung quanh xã Thung Nai huyện Cao Phong nói chung và Thung Nai nói riêng là rất thấp. Kinh tế địa phương độc canh nông nghiệp với năng suất rất thấp, đời sống cộng đồng dân cư gặp nhiều khó khăn, quanh năm không đủ ăn nên họ đã dựa vào tài nguyên rừng để đốt than và kiếm củi để sinh sống, người dân ở đây có câu ”nhất cận thị, nhị cận sơn”. Những năm trước đây rừng rộng hàng ngàn ha, có nhiều loại gỗ quý hiếm và động vật quý như: hổ, hươu, nai... Nhưng do khai thác rừng quá nhiều nên rừng tại đây thưa thớt và cạn kiệt gần hết các nguồn tài nguyên quý giá.

Nhưng mấy năm gần đây, du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác thông qua việc cung cấp các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Du

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBKHà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 64

lịch phát triển kéo theo hệ thống cơ sở hạ tầng đường sá liên xóm, liên huyện được nâng cấp tạo điều kiện cho lưu thông buôn bán giữa các xã góp phần kích thích nền kinh tế trong khu vực phát triển theo. Hệ thống thông tin về với bà con trong xã, góp phần nâng cao nhận thức, cũng như việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào nông nghiệp và môi trường... tạo đà cho kinh tế nông thơn và hộ gia đình. Từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế độc canh nông nghiệp sang dịch vụ du lịch tại địa phương.

Khoảng 10 năm về trước, nguồn thu của các hộ gia đình ở xã Thungt Nai có tới 80% đến 90 % nhờ nơng nghiệp (trong đó chủ yếu là trồng trọt và khai thác lâm sản). Nhưng hiện nay, nguồn thu từ dịch vụ du lịch đã chiếm tỷ lệ quan trọng. Trong đợt điều tra khảo sát về nguồn thu của các hộ gia đình tham gia phục vụ du lịch tại Thung Nai cho thấy vai trò dịch vụ du lịch tăng khá mạnh. Trong tổng số 30 hộ trong 3 xóm được điều tra, nguồn thu từ dịch vụ du lịch vượt lên vị trí thứ hai đã chiếm tới 35,17% tổng nguồn thu. Nguồn thu từ trồng trọt trước kia là nguồn thu chủ yếu, hiện nay tuy vẫn là nguồn thu quan trọng nhất (vị trí thứ nhất) nhưng chỉ chiếm 39,5% (xem Bảng 2 ). .5

Bảng 2. : Tỷ lệ nguồn thu của một hộ gia đình tại Thung Nai5

ĐVT: 1000 đồng

Nguồn thu Số tiền Tỷ lệ % trong tổng số

nguồn thu

Trồng trọt 187.930 39,51

Lâm sản 20.510 4,3

Chăn nuôi 27.650 5,8

Du lịch 167.320 35,17

Làm ruộng nương thuê 22.050 4,63

Lương, phụ cấp 43.940 9,23

Dịch vụ tín ngưỡng 2.020 0,42

Nguồn thu khác 4.200 0,88

Tổng nguồn thu 475.620 100

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)