Giải pháp 1: Xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 90 - 104)

3.2.1 .Bản Lác huyện Mai Châu, tỉnh Hồ Bình

3.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền

bền vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.

3.3.1.1. Mục tiêucủa giải pháp:

- Phát triển du lịch sinh thái (DLST) dựa vào cộng đồng để bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, góp phần phát triển du lịch bền vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.

- Phát triển DLSTdựa vào cộng đồng là góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người dân xã Thung Nai và góp phần nâng cao dân trí, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong và ngồi xã.

- Nâng cao trình độ và nhận thức cho cộng đồng tại xã Thung Nai. - Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Thung Nai.

3.3.1.2. Xây dựng mơ hình cơ cấu tổ chức để phát triển DLST theo hướng bền vững dựa vào cộng đồng tại Thung Nai:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của mơ hình DLST dựa vào cộng động được minh họa qua sơ đồ ở phần đề xuất mơ hình (hình 3.2). Giải pháp đã đưa ra kết luận này sau khi khảo sát, nghe các chun gia, thu thập, thơng tin, xử lý, phân tích và dựa vào các căn cứ cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Từ những đợt khảo sát và những phân tích tiềm năng và thực trạng

của Hồ Hịa Bình và xã Thung Nai ở các chương trình trước đã chứng tỏ khả năng phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại địa phương.

Thứ hai: Các mục tiêu được xác định ở phần trên khẳng định rằng: sự tham

gia trực tiếp của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST dựa vào cộng đồng sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho Thung Nai và góp phần cải thiên đời sống cho cư dân địa phương vùng hồ Sông Đà.

Thứ ba: giải pháp đã thừa kế mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng đã được nghiên cứu trong các Đề án NCKH cấp nhà nước, cấp Bộ, Ngành trước đây. Đồng thời, xét thực tế về nhu cầu phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại Thung Nai thì mơ hình này cần phải có sự phối hợp của 6 nhóm tham gia cơ bản: (1) Chính quyền

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBKHà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 83

địa phương, (2)Ban quản lý du lịch của xã Thung Nai, (3) Các công ty du lịch, (4) các tổ chức cá nhân và nhóm trợ, (5) khách du lịch và đặc biệt là (6) sự chủ động tham gia và làm chủ của cộng đồng cư dân địa phương.

a. Ngun tắc xây dựng mơ hình DLST dựa vào cộng đồngtại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.

- Bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của Thung Nai.

- Hợp lý hóa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch và trực tiếp được hưởng lợi một cách công bằng từ du lịch, dịch vụ.

- Bồi dưỡng năng lực về phát triển DLcộng đồng cho người dân địa phương. - Phát triển trang thiết bị và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật mà không ảnh hưởng tới môi trường, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

b. Đề xuất mơ hình:

Hình 3.2: Mơ hình cơ cấu tổ chức phát triển DLST dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình

1. Chính quyền

địa phương 2. Ban Q.lý

xã Thung 3. Các công ty DL 4. Các nhân tố tác động khác Tài nguyên du lịch tại Thung Nai 6. Cộng đồng địa phương 5. Khách du lịch DLST dựa vào cộng đồng

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBKHà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 84

Để mơ hình tổ chức trên vận hành bền vững, cần phải để ra những yêu cầu của từng nhóm có liên quan như sau:

- Cộng đồng cư dân địa phương:

Đây là nhóm “chủ nhân mới” trong hoạt động du lịch và dịch vụ của Thung Nai, bao gồm cộng đồng dân cư đang sinh sống trong xã và khu vực lịng hồ Hịa Bình, họ là người có khả năng tham gia trực tiếp vào một phần của quy trình hoạt động du lịch và dịch vụ tại Thung Nai, như lưu trú tại nhà, hướng dẫn viên du lịch tại Thung Nai, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách, hỗ trợ dịch vụ mua quà lưu niệm, các dịch vụ văn hóa của cộng đồng dân tộc, v.v…Trong bối cảnh mới đó, hoạt động du lịch tại Thung Nai muốn được phát triển bền vững thì người dân địa phương phải tự nguyện bảo vệ Thung Nai như “một tài sản riêng”. Thông qua tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nếu người dân thấy nguồn thu của gia đình là từ khách du lịch, giúp họ có đời sống ổn định, ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần và họ sẽ là nhân tố góp phần trực tiếp thu hút nhiều khách du lịch, đóng góp cơng sức tự nguyện bảo vệ Thung Nai như là tài sản của người dân. Do vậy cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch, gắn liền lợi ích kinh tế của người dân với mơi trường và văn hóa. Từ đó, tạo thành sản phẩm du lịch bản địa đặc sắc, thu hút được khách du lịch có chất lượng đến với Thung Nai.

- Chính quyền địa phương: Cần xây dựng và được phê duyệt khung quản lý quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ, kế hoạch hoạt động du lịch 5 năm và hang năm tại Thung Nai. Và phải có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, Trung ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nhân lực.

- Ban Quản lý Du lịch của Thung Nai: Để khai thác DLST theo hướng bền vững, BQL Du lịch Thung Nai cũng cần lập kế hoạch phân vùng Thung Nai và những quy định cho từng vùng.

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 85

- Các công ty du lịch: Tự nhận thưc và có trách nhiệm khi gửi khách tới Thung Nai. Tăng thêm mức chi phí dịch vụ cho cộng đồng địa phương, sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương và giảm tác động của khách khi tới Thung Nai.

- Khách du lịch: Nâng cao nhận thức của du khách về mơ hình DLST theo hướng bền vững tại Thung Nai. Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các tour DLST đích thực khi thăm quan các khu vực tại Thung Nai. Tăng thêm mức đóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa.

- Các nhân tố tác động khác: Bao gồm: các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo, tổ chức Phi Chính phủ, các chuyên gia, các tổ chức hoạt động tình nguyện… Họ có thể tư vấn kỹ thuật và tìm kiếm ngân sách cho các hoạt động đầu tư ban đầu của mơ hình.

- Các nguồn tài nguyên du lịch tại Thung Nai: Nếu các yếu tố trên được đảm bảo, các nguồn tài nguyên du lịch tại Thung Nai sẽ được duy trì và phát triển bền vững.

3.3.1.3. Nhóm giải pháp tới Chính quyền địa phương:

a. Mục tiêu của giải pháp:

- Có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nhân lực.

- Xây dựng khung quản lý quy hoạch hoạt động du lịch tại Thung Nai.

b. Căn cứ của giải pháp:

Chính quyền địa phương đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô cũng nhu hỗ trợ về mặt chính sách và duy trì đối với việc phát triển mơ hình DLST theo hướng bền vững tại Thung Nai.

Hoạt động du lịch vào Thung Nai là một hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho địa phương hỗ trợ cho việc nâng cao đời sống, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Chính quyền địa phương tại Hịa Bình rất quan tâm tới việc phát triển DLST theo hướng bền vững.

c. Nội dung chính của giải pháp:(có 4 giai đoạn).

Giai đoạn 1: Giai đoạn khảo sát. Giai đoạn này giúp xác định các vấn đề về quản lý hoạt động du lịch tại Thung Nai thông qua việc khảo sát thực trạng các tuyến du lịch hiện thời, khảo sát các tour đang được các công ty du lịch tiến hành trong khu vực của Thung Nai.

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 86

Giai đoạn 2: Xác định nhu cầu: Trong giai đoạn này các ý kiến và nhu cầu từ phía cộng đồng địa phương, cơng ty du lịch, chính quyền địa phương được thu thập và phân tích.

Giai đoạn 3: Giai đoạn phát triển: Dựa trên khảo sát và xác định nhu cầu quản lý và phát triển các lựa chọn phát triển được cân nhắc cùng với việc đánh giá các tác động tới môi trường của các lựa chọn để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp. Đồng thời, hệ thống quản lý và vận hành hoạt động du lịch trong phạm vi xã Thung Nai cũng được thiết lập và thử nghiệm.

Xác định các vấn đề quản lý Xây dựng các lựa chọn tham quan & phát triển hạ tầng Bồi dưỡng năng lực Xây dựng hệ thống quản lý

Xác định nhu cầu từ phía cộng đồng và chính quyền địa phương công ty

du l ịch Chọn hướng phát triển Điều chỉnh hệ thống (nếu cần) Đánh giá tác động Thực hiện hướng phát triển đã chọn Bồi dưỡng năng lực Triển khai Quản lý hệ thống và hoạt động du lịch Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 87

lựa chọn được thực hiện cùng với việc đánh giá hiệu quả của hoạt động thông qua hệ thống chỉ số được thiết lập trước.

Hoạt động bồi dưỡng năng lực được xác định và thiết lập trong giai đoạn 1 và tiếp tục được thực hiện ở trong các giai đoạn 3 và 4. Đối tượng chủ yếu cho hoạt động bồi dưỡng năng lực ở đây là những người tham gia vào hoạt động của khu Du lịch Thung Nai.

Xây dựng các lựa chọn tham quan và phát triển cơ sở hạ tầng

Việc đưa ra các lựa chọn tham quan sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hạn chế các tác động của du khách tới cảnh quan của Thung Nai. Với việc này, BQL và chính quyền địa phương sẽ căn cứ trên các khu vực được phép tổ chức các dịch vụ du lịch, điều kiện cụ thể của từng khu vực, các trải nghiệm du lịch từng khu vực có thể cung cấp cho du khách để thiết lập ra các lựa chọn thăm quan cho du khách lựa chọn tuyến thăm quan phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Điều này sẽ giúp du khách tiết kiệm được thời gian cũng như phân luồng du khách theo các nhóm nhu cầu khác nhau giúp giảm bớt tải cho các khu vực du lịch, tránh tình trạng du khách tập trung vào một khu vực do khơng biết mình nên đi theo tuyến nào và đành phải chọn tuyến phổ thơng có nhiều người đi.

Bên cạnh đó việc thiết lập ra các lựa chọn tham quan cũng giúp cho BQL DL xã Thung Nai trong việc quản lý các hoạt động tham quan du lịch trong xã. Việc lựa chọn này cũng có tác dụng hướng dẫn cho việc phát triển hạ tầng các tuyến thăm quan cho phù hợp.

Hiện nay có 3 tuyến thăm quan chủ yếu trên địa bàn xã Thung Nai. Các tuyến đó là:

• Tuyến Đền Chúa Thượng Ngàn, hang Bờ. • Tuyến du lịch lịng Hồ Hịa Bình, suối Ghềnh • Tuyến Bản Mu

Tuyếndu lịch tâm linh:Đền Chúa Thượng Ngàn, hang Bờ.

Hiện tại đây là một trong hai tuyến là tuyến dễ đi nhất và được sử dụng nhiều nhất. Tuyến này có tính chất thời vụ, khách du lịch chủ yếu đi vào sau Tết âm lịch hoặc trước Tết âm lịch (du lịch tâm linh)

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 88

Ở tuyến này chỉ lựa chọn mức độ phát triển vừa: Lựa chọn này chỉ xây dựng các đường và bến thuyền để phục vụ khách đi thuyền sang Đền và hang Bờ. Không can thiệp nhiều vào cảnh quan thiên nhiên. Có các lán trại chỉ thực hiện việc cung cấp các tiện nghi nấu ăn và tập trung rác thải. Việc quản lý tuyến này chủ yếu tập trung vào việc bảo dương tuyến đường, tu sửa vào nâng cấp đền Chúa Thượng Ngàn, giảm thiểu các tác động tới môi trường và vẻ đẹp cảnh quan của khu vực.

Tuyến du lịch lịng Hồ Hịa Bình và suối Ghềnh.

Đây là tuyến thứ hai được khách du lịch chọn. Tuyến này phục vụ cho đối tượng là sinh viên, những người tham gia tìm hiểu nền văn hóa Hịa Bình.

Ở tuyến này việc lựa chọn phát triển ở mức đóng thuyền phục vụ khách du lịch phải tốt, đảm bảo an toàn bởi lẽ du khách di chuyển tồn bộ trên lịng hồ Hịa Bình. Trạm nghỉ sẽ được xây dựng khu vệ sinh sinh thái cho đối tượng khách nghỉ chân qua đêm.

Tuyến Bản Mu(Du lịch khám phá)

Đây là tuyến này được khách du lịch chọn tương đối nhiều. Tuyến này phục vụ hầu hết cho các loại khách du lịch. Tại tuyến này du khách sẽ được thăm quan bản làng của người Mường, được cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt và thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc do những người dân trong bản thực hiện,

Ở tuyến này về cơ bản giữ nguyên toàn bộ bản làng của người dân xóm Mu, chọn 5 hộ gia đình có nhà sàn truyền thống, có nhà vệ sinh hiện đại, có đủ điều kiện cho khách du lịch đến sinh hoạt cùng. iệc quản lý tuyến này chủ yếu tập trung vào việc V sửa chữa và nâng cấp tuyến đường vào bản Mu và các con đường trong bản.

Xây dựng hệ thống quản lý

Hệ thống quản lý bao gồm quản lý và điều tiết các tour vào trong khu vực xã Thung Nai, đảm bảo các tour có tác động tối thiểu tới mơi trường, quản lý hệ thống thu phí, đảm bảo lợi ịch cho cộng đồng địa phương. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào q trình ra quyết định; đảm bảo hoạt động du lịch mang lại lợi nhuận cho các công ty du lịch nhưng cũng mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương.

Không chỉ thể các công ty du lịch cũng phải gánh trách nhiệm thiết kế các chương trình DLST thực thụ, đúng nguyên tắc của DLST. Các chương trình du lịch này phải được kiểm định trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó các cơng ty du lịch

Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Ktế&Qlý, ĐHBK Hà Nội

Nguyễn Thị Thanh Hà 89

cịn có trách nhiệm đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên và bảo vệ môi trường. Việc đào tạo này cần phải được mở rộng vào đối tượng là cộng đồng dân cư sinh sống trong các điểm du lịch để họ có thể tham gia tích cực và hiệu quả vào hoạt động du lịch.

Triển khai

Việc triển khai các lựa chọn phát triển hạ tầng cần khoản đầu tư lớn. Với điều kiện nguồn vốn hạn chế cần phải xác định ưu tiên và tiến độ thực hiện các lựa chọn. Trong số đó ưu tiên rõ rệt nhất là việc đóng thuyền du lịch tiện nghi, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, kế đến là việc sửa chữa nâng cấp các tuyến đường đến các điểm du lịch, và quan trọng nhất là xây dựng các nhà vệ sinh sinh thái tại các điểm du lịch.Việc xây dựng các nhà vệ sinh sinh thái không quá tốn kém (chỉ cần mỗi điểm du lịch có 2 nhà vệ sinh) trong khi hiệu quả về bảo vệ môi trường và sức khỏe lại thấy tức thời.

Quản lý và kiểm sốt

Việc quản lý và kiểm sốt đóng vai trị quan trọng để đảm bảo đạt được kết quả mong muốn. Thông qua việc quản lý và kiểm sốt có thể xác định được nhu cầu điều chỉnh hệ thống. Việc quản lý và kiểm soát sẽ hướng tới:

• Kiểm sốt tác động của du lịch tới mơi trường • Kiểm sốt hoạt động của hướng dẫn viên • Kiểm sốt mức độ hài lịng của du khách.

3.3.1.4. Nhóm giải pháp tới Ban quản lý khu du lịch xã Thung Nai:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bề vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)