Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tình hình chăn n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.3. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và tình hình chăn n

Bắc Giang

1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang

Điều kiện tự nhiên và xã hội khơng chỉ quyết định sự có mặt của một loại ký sinh trùng nào đó mà cịn quyết định đến khả năng hoạt động, mức độ và sự lây lan của ký sinh trùng [10]. Vì vậy, hiểu biết về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn ni của tỉnh Bắc Giang là một trong những cơ sở khoa học để triển khai đề tài luận án.

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc Việt Nam, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Diện tích tồn tỉnh là 3.851,4 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam.

Bắc Giang là một tỉnh trung du - miền núi, địa hình bị chia cắt, chia thành 2 tiểu vùng. Vùng trung du gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng núi gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang. Trong đó, một phần của các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Vùng núi chiếm 72% diện tích tồn tỉnh, vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây cơng nghiệp thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm.

Vùng trung du chiếm 28% diện tích tồn tỉnh, là đất gị, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và một số loại thuỷ sản khác.

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khơ độ ẩm khơng khí dao động khoảng 74% - 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9.

Dân số của tỉnh Bắc Giang năm 2019 là 1.803.950 người, mật độ 468

người/km2, gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước; 11,37% dân số sống ở đô thị và 88,63% dân số sống ở khu vực nông thôn.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đặc trưng cho đặc điểm kinh tế - xã hội của các tỉnh trung du - miền núi phía Bắc. Thành phần dân tộc tương đối đa dạng. Ngồi dân tộc Kinh, cịn có các dân tộc khác như Nùng, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Dao. Mỗi dân tộc đều có tập quán riêng về sinh hoạt, sản xuất, trình độ canh tác và tập qn chăn ni cũng có đặc điểm riêng.

Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội nói trên của tỉnh Bắc Giang ảnh hưởng sâu sắc tới công tác chăn nuôi và thú y của tỉnh.

1.1.3.2. Tình hình chăn ni dê ở tỉnh Bắc Giang

Chăn ni dê ở tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây đang là hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh. Nuôi dê khơng khó, nguồn thức ăn lại phong phú, sẵn có trong tự nhiên, dê sinh sản nhanh, nhu cầu của thị trường lớn. Dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao. Khi nghề nuôi dê được nhân rộng ở các huyện trên địa bàn tỉnh sẽ tạo ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ nông dân.

Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, tổng đàn dê tháng 1 năm 2021 của tỉnh là 26.969 con. Trong đó: thành phố Bắc Giang có 245 con, huyện Lục Ngạn 9975 con, huyện Lục Nam 4647 con, huyện Sơn Động 3079 con, huyện Yên Thế 5217 con, huyện Hiệp Hòa 859 con, huyện Lạng Giang 1.081 con, huyện Tân Yên 1.251 con, huyện Việt Yên 97 con và huyện Yên Dũng 518 con.

Hiện nay, chăn nuôi ở tỉnh Bắc Giang chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân địa phương. Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người chăn ni về con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng… nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt là chăn nuôi dê ở các huyện miền núi. Hiện nay, tại tỉnh Bắc Giang đang tồn tại hai phương thức chăn nuôi dê:

- Phương thức bán chăn thả: là phương thức chăn nuôi phổ biến ở các địa phương, ngồi việc cung cấp thức ăn cho dê thì cịn tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để giảm một phần chi phí thức ăn trong chăn ni.

- Phương thức chăn thả: dê được ni hồn tồn dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên, không bổ sung thức ăn tại chuồng. Phương thức này cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư về thức ăn, cơng chăm sóc… thấp hơn nhiều so với phương thức trên. Tuy nhiên hạn chế của phương thức chăn nuôi này là khả năng lây nhiễm bệnh cao, ô nhiễm môi trường do phân dê thải ra trên bãi chăn, đồng thời không tận dụng được nguồn phân hữu cơ phục vụ trồng trọt.

Chuồng nuôi dê được làm bằng những ngun liệu sẵn có của địa phương, xây dựng khơng theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y nên chuồng nuôi thường ẩm thấp, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh tồn tại, trong đó có bệnh ký sinh trùng. Ngồi ra, chăn ni dê chưa đúng kỹ thuật, tình hình dịch bệnh trên đàn dê chưa được quan tâm đúng mức, nhất là phịng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun, sán nói riêng. Những vấn đề trên dẫn đến đàn dê của tỉnh Bắc Giang nhiễm giun, sán khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w