Sự thay đổi số lượng và công thức bạch cầu của dê gây nhiễm sán dây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 123 - 125)

chứng, chúng tơi thấy: số lượng hồng cầu trung bình, hàm lượng hemoglobin và thể tích khối của hồng cầu ở dê gây nhiễm thấp hơn rõ rệt so với ở dê đối chứng (dê khỏe). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Thể tích bình qn của hồng cầu, lượng hemoglobin bình quân/ hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố bình quân của hồng cầu trong máu dê gây nhiễm lần lượt là 12,98 µm3, 7,53 pg và 58,03%, đều thấp hơn so với dê khỏe, tuy nhiên sự sai khác khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Sự thay đổi về số lượng và công thức bạch cầu của dê gây nhiễm sán dây có ý nghĩa trong chẩn đốn bệnh sán dây. Chúng tôi đã xác định số lượng và công thức bạch cầu của dê gây nhiễm và dê đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.26.

Bảng 3.26. Sự thay đổi số lượng và công thức bạch cầucủa dê gây nhiễm sán dây của dê gây nhiễm sán dây

Chỉ tiêu xét nghiệm Số mẫu máu (mẫu)

Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)

Bạch cầu trung tính (%)

Bạch cầu ái toan (%)

Bạch cầu ái kiềm (%)

Bạch cầu lympho (%)

Bạch cầu đơn nhân lớn (%)

Dê đối chứng ( X ± m x ) 4 9,48 ± 0,11 43,27 ± 0,21 2,03 ± 0,06 1,01 ± 0,04 48,83 ± 0,10 4,86 ± 0,28

Dê gây nhiễm ( X ± m x ) 6 13,07 ± 0,44 36,95 ± 0,19 6,89 ± 0,28 1,10 ± 0,04 50,02 ± 0,19 5,34 ± 0,18 Mức ý nghĩa (P) < 0,05 < 0,001 < 0,001 > 0,05 > 0,05 > 0,05

Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy:

Số lượng bạch cầu: dê gây nhiễm có số lượng bạch cầu tăng rõ rệt so với dê đối chứng (13,07 nghìn/mm3 so với 9,48 nghìn/mm3) (P < 0,05). Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9] cho biết, để chống lại ký sinh trùng thì cơ thể vật chủ phải có 3 phản ứng: phản ứng thực bào, phản ứng tế bào và phản ứng miễn dịch. Đây là cơ sở khoa học giải thích về sự tăng số lượng bạch cầu trong máu của dê nhiễm sán dây.

Công thức bạch cầu:

- Đối với dê đối chứng: tỷ lệ bạch cầu trung tính là 43,27%, bạch cầu ái toan là 2,03%, bạch cầu ái kiềm là 1,01%, bạch cầu lympho là 48,83% và bạch cầu đơn nhân là 4,86%.

Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2008) [20], Dini V. và cs. (2016) [47] cho biết, số lượng bạch cầu của dê khỏe là 9,6 nghìn/mm3; tỷ lệ các loại bạch cầu: bạch cầu trung tính là 49,00%, bạch cầu ái toan là 2,00%, bạch cầu ái kiềm là 1,00%, bạch cầu lympho là 42,00% và bạch cầu đơn nhân là 6,00%.

Như vậy, số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu của dê đối chứng đều phù hợp với chỉ tiêu sinh lý bình thường của dê.

So sánh công thức bạch cầu của dê gây nhiễm với dê đối chứng, thấy có sự thay đổi về tỷ lệ các loại bạch cầu: tỷ lệ bạch cầu trung tính của dê gây nhiễm giảm xuống thấp (36,95% so với 43,27%). Sự giảm thấp này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Tỷ lệ bạch cầu ái toan của dê gây nhiễm tăng lên rất cao so với dê đối chứng (6,89% so với 2,03%) và có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm, bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân lớn của dê gây nhiễm có tăng hơn so với dê đối chứng nhưng sự khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs. (1978) [23], vật nuôi chống lại ký sinh trùng bằng những phản ứng tế bào (viêm, chức năng thực bào, hiện tượng tăng bạch cầu eosin, tăng bạch cầu lâm ba và giảm bạch cầu trung tính). Tác giả nhận xét: Hiện tượng tăng bạch cầu eosin được coi là một tiêu chí quan trọng trong chẩn đốn bệnh giun sán.

Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ (1980) [2] cho biết, bạch cầu ái toan tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống cảm nhiễm. Khi cơ thể cảm nhiễm giun, sán đường ruột thì bạch cầu ái toan tăng lên.

Như vậy, dê nhiễm sán dây có sự thay đổi rõ rệt một số chỉ tiêu huyết học so với dê khỏe. Những thay đổi cụ thể là: số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố giảm, thể tích khối của hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu trung tính giảm thấp, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên.

3.2.3.4. Tổn thương đại thể và vi thể của dê gây nhiễm sán dây

Để xác định tổn thương đại thể ở đường tiêu hóa dê bị bệnh sán dây, chúng tơi đã tiến hành mổ khám dê gây nhiễm và đối chứng ở ngày thứ 95 sau gây nhiễm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.27.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w