Bố trí thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho dê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 59 - 62)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Bố trí thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho dê

2.4.3.1. Bố trí thí nghiệm tẩy sán dây cho dê bằng thảo dược và thuốc tẩy

* Trên dê gây nhiễm

- Thử nghiệm thuốc tẩy sán dây trên dê thí nghiệm được thực hiện trên 12 dê gây nhiễm sán dây. Sau khi gây nhiễm, xét nghiệm phân dê thấy có đốt sán dây với số lượng > 20 đốt sán/lần thải phân trở lên thì tiến hành thử nghiệm thuốc. Số dê gây nhiễm được chia thành 4 lô, mỗi lô 3 dê.

Lô đối chứng: không dùng thuốc

Lô TN 1: dùng phác đồ I, cho uống thuốc praziquantel, liều 15 mg/kg TT [1]. Cơ chế tác động của praziquantel liên quan đến thần kinh và cơ của sán dây. Thuốc được hấp thu nhanh chóng vào cơ thể sán dây, làm tăng tính thấm của màng tế bào sán dây với Ca, sự co bóp quá mức sẽ dẫn đến tê liệt [1].

Lô TN 2: dùng phác đồ II, cho uống nước sắc vỏ thân cây thạch lựu 45g/con/ngày.

Lô TN 3: dùng phác đồ III, cho uống nước sắc vỏ thân cây thạch lựu (liều 45g/con/ngày), sau 3 giờ cho uống thuốc tẩy MgSO4 (liều 50g/con, hòa tan trong 500ml nước) [4, 25].

Vỏ thân cây thạch lựu được phơi nắng hoặc sấy khô, cân 45 gam vỏ thân cây lựu khô, tán nhỏ vừa phải, ngâm trong 1000 ml nước, thời gian ngâm là 6 giờ, sau đó

đun nhỏ lửa đến khi cơ đặc cịn 300 ml. Lọc bỏ bã rồi chia nước lọc thành 3 phần, mỗi phần 100 ml, cho dê uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút vào buổi sáng.

Trong thí nghiệm này, mỗi dê được nhốt riêng trong một ô chuồng, theo dõi, xác định cường độ nhiễm trước tẩy bằng cách đếm số đốt sán/lần thải phân. Sau khi dùng phác đồ 15 ngày, xét nghiệm lại phân dê tìm đốt sán. Ngày thứ 16, mổ khám tất cả số dê ở lơ thí nghiệm và đối chứng, đếm số lượng sán dây/dê. Từ đó đánh giá được hiệu lực của phác đồ tẩy:

- Nếu thấy số lượng đốt sán/lần thải phân không giảm so với trước dùng phác đồ, mổ khám thấy số lượng sán dây/dê nhiều thì đánh giá phác đồ khơng có hiệu lực tẩy sán dây.

- Nếu vẫn thấy đốt sán dây nhưng số lượng đốt sán/lần thải phân giảm so với trước tẩy, mổ khám thấy số lượng sán dây/dê cịn rất ít thì đánh giá phác đồ có hiệu lực nhưng chưa triệt để.

- Nếu khơng thấy cịn đốt sán dây trong phân, mổ khám khơng thấy có sán dây ký sinh thì đánh giá là phác đồ có hiệu lực tẩy sán dây triệt để.

- Độ an toàn của thuốc được đánh giá bằng kết quả theo dõi biểu hiện của dê trước và sau khi dùng thuốc. Cụ thể: trước khi dùng thuốc 1 giờ quan sát sự vận động, tình trạng sức khỏe, ăn uống của dê. Sau khi dùng thuốc 1 - 2 giờ kiểm tra lại để phát hiện những dê có phản ứng với thuốc và ghi lại những biểu hiện bất thường của mỗi dê.

* Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực tẩy sán dây cho dê trên diện hẹp ngồi thực địa

Thí nghiệm được tiến hành trên thực địa tại tỉnh Bắc Giang. Bố trí 3 lơ dùng phác đồ, mỗi lơ có 20 dê, nhiễm sán dây với cường độ mức 2 và 3, được tẩy bằng phác đồ có hiệu lực cao: phác đồ 1 (praziquantel liều 15 mg/kg TT); phác đồ 2 (nước sắc vỏ thân cây thạch lựu liều 45 g/con/ngày); phác đồ 3 (nước sắc vỏ thân cây thạch lựu liều 45 g/con/ngày, kết hợp với thuốc tẩy muối MgSO4 liều 50 g/con).

Số dê Thời gian STT Phác đồ và liều lượng Đường đưa thuốc dùng

phác đồ

xét nghiệm phân sau (con) tẩy (ngày)

1

2

Praziquantel (15 mg/kg TT) Nước sắc vỏ thân cây thạch lựu (45g/con/ngày) Cho uống Cho uống 20 20 15 15

Nước sắc vỏ thân cây thạch lựu (45g/con/ngày)

Cho uống

3

MgSO4 (50g/con) Cho uống sau khi cho uống nước sắc 3 giờ

nghiệm lại phân ở ngày thứ 15 để đánh giá hiệu lực của phác đồ tẩy như phương pháp đánh giá trên dê gây nhiễm đã trình bày ở trên.

Sau khi thử nghiệm phác đồ trên dê gây nhiễm và trên diện hẹp ngoài thực địa, chọn phác đồ có hiệu lực cao và an tồn để tẩy sán dây cho dê trên diện rộng.

2.4.4.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán dây cho dê tại tỉnh Bắc Giang

Biện pháp phòng chống bệnh sán dây cho dê được đề xuất dựa trên những cơ sở khoa học sau:

- Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh

- Kết quả thử nghiệm phác đồ tẩy sán dây và biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho dê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 59 - 62)

w