Kích thước của sán dây Moniezia ký sinh ở dê và bò tại tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 85 - 97)

tại tỉnh Bắc Giang

Các mẫu nghiên cứu Các mẫu M. expansa ở Trung Quốc (Wang et al. 2010) [143]) Chỉ tiêu đo

Chiều dài cơ thể (cm)

Chiều dài đầu sán (mm)

Chiều rộng đầu sán (mm) M. benedeni (n = 50) 150,5 - 215,0 0,70 - 0,98 0,90 - 1,06 M. expansa (n = 50) 114,0 - 120,8 0,50 0,72 - 0,94 M. benedeni 104,8 - 402 0,5 - 1,25 0,97 - 1,3 M. expansa 138,6 - 206,7 0,32 - 0,90 0,61 - 1,01 Đường kính của giác bám

(mm) Chiều dài cổ (mm) 0,25 - 0,40 3,0 - 4,4 0,20 - 0,302 2,4 - 3,6 0,325 - 0,450 2,4 - 3,5 0,206 - 0,312 1,5 - 4,2 Chiều dài đốt sán thành thục (mm) 2,8 - 3,2 0,42 - 0,46 0,805 - 1,175 0,525 - 1,120 Chiều rộng đốt sán thành thục (mm) 10,0 - 12,8 5,0 - 5,6 5,50 - 7,23 4,85 - 6,25 Tỷ lệ chiều rộng/ chiều dài của đốt sán thành thục 3,6 - 4,2 (4,0) 11,1 - 12,4 Buồng trứng (mm) 0,8 - 0,90 x 1,0 - 1,20 0,24-0,28 × 0,50- 0,60 0,78 - 1,1 × 0,38 - 0,5 0,37 - 0,530 × 00,31 - 0,35 Chiều dài đốt sán già

(mm) 3,2 - 3,6 0,5 - 0,6 1,675 - 3,125 1,25 - 2,375

Chiều rộng đốt sán già

Hình 3.10. Đốt sán thành thục (trên) và đốt sán già (dưới) của M. benedeni (a) từ bò, và M. expansa (b) từ dê; các mũi tên chỉ vào tuyến giữa đốt.

Hình 3.11: Tồn bộ sán dây và đốt sán già M. benedeni (a, b) từ bò và M. expansa (c, d) từ dê, cho thấy sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ chiều rộng/chiều dài

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy: kích thước của đầu sán, giác bám và cổ của hai lồi khơng khác nhau rõ rệt. Ngược lại, chiều dài cơ thể của chúng, chiều dài và chiều rộng của đốt sán thành thục và đốt sán già khác nhau rõ rệt. Các đốt sán của loài M. expansa hẹp hơn và ngắn hơn, nhưng dày hơn so với lồi M. benedeni (Hình 3.10 và 3.11).

M. expansa thường được tìm thấy ở dê và cừu, trong khi M. benedeni phổ biến

hơn ở bò. Tuy nhiên, cả hai lồi đã được báo cáo ở cừu, dê và bị tại miền Trung Việt Nam [89] và Mozambique [33]. Ngược lại, Rajarajan S. và cs. [103], Yadav S. và cs. [144], Diop và cs. [48], chỉ tìm thấy M. expansa ở dê, cừu và M. benedeni chỉ thấy ở bò tại Ấn Độ, Ethiopia và Senegal. Trong nghiên cứu này ở Bắc Giang, chúng tơi khơng tìm thấy M. benedeni ở dê, cũng khơng thấy lồi M. expansa ở bị. Tình trạng này phụ thuộc vào tính đặc hiệu vật chủ [130] hoặc số lượng mẫu được nghiên cứu.

Sự khác nhau về hình thái của lồi M. benedeni và M. expansa theo truyền thống dựa trên kiểu hình thái của tuyến giữa đốt. Tuy nhiên, tuyến giữa đốt kiểu hoa thị có thể khơng có trong một số đốt sán già và tuyến giữa đốt kiểu vạch ở giữa đốt có thể khó phát hiện trong các mẫu bắt màu kém, điều này có thể làm cho sự nhận dạng về hình thái ở cấp độ lồi trở nên khó khăn hơn [125]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các mẫu khơng có tuyến giữa đốt ở dê và cừu tại Ethiopia và Senegal [48] hoặc ở dê, cừu và bò tại miền Trung Việt Nam [89] đã được quan sát thấy. Trong nghiên cứu này, chúng tơi khơng tìm thấy bất kỳ mẫu khiếm khuyết nào như vậy. Các mẫu thu được từ bị đều được xác định là lồi M. benedeni, các mẫu từ dê đều được xác định là loài M. expansa dựa trên đặc điểm về hình thái và phân tử. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều đề cập đến sự có mặt hoặc khơng có mặt của các loại tuyến giữa đốt, nhưng không so sánh đại thể bề ngoài của các đốt sán thành thục và đốt sán già giữa hai loài [44, 63, 89]. Đặc biệt, một nghiên cứu so sánh các đặc điểm hình thái của M. benedeni và M. expansa từ Trung Quốc đã cho thấy có sự khác nhau khi đo chiều dài cơ thể, giác bám, đầu sán, đốt sán chưa thành thục, đốt thành thục và đốt sán già cũng như kích thước của các cơ quan sinh sản [142]. Tuy nhiên, tỷ lệ chiều rộng/chiều dài đốt sán già của hai loài sán dây ở Trung Quốc trùng khớp với nhau (3,6 so với 3,7; bảng 3.12) [142]. Các mẫu của hai loài được kiểm tra

trong nghiên cứu này khác nhau về hình thái của tuyến giữa đốt. Ngồi ra, hai lồi có sự khác nhau rõ rệt về hình thái đại thể của chúng. Chiều dài cơ thể của M.

benedeni dài gấp đôi chiều dài cơ thể của M. expansa, các đốt sán thành thục và đốt

sán già của M. expansa ngắn hơn và hẹp hơn nhiều, nhưng dày hơn so với M.

benedeni, tạo ra sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ chiều rộng/chiều dài giữa hai loài. Sự

khác nhau này giúp phân biệt hai lồi dễ dàng (hình 3.10 và 3.11). Sự khác nhau giữa các mẫu của Trung Quốc và Việt Nam có thể phản ánh sự khác nhau về hình thái của lồi M. expansa và loài M. benedeni ở các vùng địa lý khác nhau.

Như vậy, quan sát hình thái cho thấy: sán dây ký sinh ở dê của tỉnh Bắc Giang là loài M. expansa.

3.2.1.3. Kết quả định danh loài sán dây ở dê bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Trong nghiên cứu này, sau khi định danh lồi bằng kỹ thuật hình thái học, chúng tơi đã phân tích một phần đoạn gen ITS 2 và gen cox1 của 5 mẫu sán dây ở dê, đồng thời phân tích một phần đoạn gen ITS2 và gen cox1 từ 5 mẫu sán dây thu ở bò để so sánh.

 Phân tích gen cox1

Kết quả điện di sản phẩm PCR nhân bản trình tự gen cox1 của 5 mẫu sán dây ở dê và 5 mẫu sán dây ở bò thu thập tại 5 địa điểm của tỉnh Bắc Giang cho thấy, các băng điện di tương ứng khoảng 400 bp (hình 3.12).

M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

396 bp

Hình 3.12. Ảnh điện di sản phẩm PCR trình tự gen cox1

Kết quả giải trình tự được các trình tự rất đẹp. Sau khi so sánh, cắt bỏ đoạn mồi, các trình tự cox1 của tất cả các mẫu đều có độ dài là 396 bp.

Hình 3.13. Cây phả hệ được xây dựng từ trình tự cox1 bằng phương pháp Maximum Likelihood

* Ghi chú: Các trình tự tải từ ngân hàng gen gồm mã số truy cập, tên loài, tên nước viết tắt theo mã số 3 chữ cái (Senegal: SEN; Ethiopia: ETH; Trung Quốc: CHN; Việt Nam: VNM; Tây Ban Nha: ESP). Các trình tự thu được trong nghiên cứu này được in đậm. Độ tin cậy được đặt ở gốc mỗi nhánh.

Trình tự cox1 của sán dây M. benedeni từ bị 100% tương đồng với nhau, trong khi có sự khác biệt nhỏ (0,0 - 0,4%) giữa các trình tự cox1 của sán dây M.

expansa từ dê. Cây phả hệ (hình 3.13) từ bộ dữ liệu trình tự gen cox1 cho thấy các

mẫu M. expansa từ dê của Việt Nam được nhóm cùng với các mẫu của lồi này từ Ethiopia và Senegal và 2 trình tự (MG099720, MG099722) của Trung Quốc. Khoảng cách di truyền giữa các mẫu trong loài M. expansa từ 0,3 - 7,2%. Đối với loài M. benedeni, khoảng cách di truyền giữa các mẫu của Việt Nam và giữa các mẫu của Senegal tương đối thấp (0,0 - 0,6%), trái lại khoảng cách di truyền giữa các quần thể của Việt Nam, Senegal và một trình tự (KX121040) từ Trung Quốc tương đối cao (10,0 - 15,9%). Chúng làm thành các nhóm tách biệt rõ ràng trên cây phả hệ (hình 3.13).

* Phân tích trình tự ITS2

Sau khi chạy PCR, sản phẩm được điện di, kết quả cho thấy sản phẩm điện di với các băng vạch rất rõ, khoảng 800 bp (hình 3.14)

M

746 - 748 bp

Hình 3.14. Ảnh điện di sản phẩm PCR trình tự ITS2

(1 - 5: mẫu sán dây M. expansa từ dê; 6 - 10: mẫu sán dây M. benedeni từ bị) Kết quả giải trình tự được các trình tự rất đẹp. Sau khi phân tích, cắt bỏ đoạn mồi, các trình tự ITS2 của M. expansa là 746 -748 bp và của M. benedeni là 765 bp.

Hiện nay, trên Ngân hàng Gene chỉ có 2 trình tự ITS2 của lồi M. expansa của dê từ Nhật Bản (AB367793) và Ấn Độ (KX425620) . Các trình tự ITS2 của M.

expansa từ dê của Việt Nam có sự tương đồng cao (99,7%) với trình tự của M.

expansa từ Nhật Bản (AB367793) và Ấn Độ (KX425620) . Trình tự ITS2 của lồi M. benedeni từ bị của Việt Nam có khoảng cách di truyền khác với lồi M. expansa

phân tích. Trên cây phả hệ, các trình tự ITS2 của lồi M. expansa và M. benedeni làm thành 2 nhánh riêng biệt với giá trị tin cậy 100% (hình 3.15).

Hình 3.15. Cây phả hệ được xây dựng từ trình tự ITS2 bằng phương pháp Maximum Likelihood

* Ghi chú: Các trình tự tải từ ngân hàng gen gồm mã số truy cập, tên loài, tên nước viết tắt theo mã số 3 chữ cái (India: IND; Japan: JPN; Việt Nam: VNM; Tây Ban Nha:

ESP, Đức: DE). Các trình tự thu được trong nghiên cứu này được in đậm. Độ tin cậy được

đặt ở gốc mỗi nhánh.

Như vậy, kết quả phân tích phân tử khẳng định mẫu sán dây thu từ dê thuộc loài M. expansa và thu từ bị thuộc lồi M. benedeni. Trình tự gen cox1 của các lồi giữa các nước có sự khác biệt về khoảng cách di truyền và làm thành các nhánh khác nhau. Trong khi, dữ liệu về trình tự ITS2 cịn rất ít. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tơi thu được trình tự ITS2 của cả 2 loài M. expansa và M. benedeni ở Việt Nam. Kết quả cho thấy 2 loài phân biệt rõ rệt với độ tin cậy cao và trình tự ITS2 của M. expansa từ Việt Nam, Nhật Bản và Ấn Độ thể hiện mức độ tương đồng cao. Vì trình tự ITS2 có giá trị để phân tích di truyền giữa các lồi, và trình tự cox1 có giá trị trong phân tích di truyền giữa các quần thể trong lồi, vì vậy các trình tự

ITS2 và cox1 của 2 lồi sán dây này từ các vùng địa lý khác nhau cần được nghiên cứu và sử dụng trong phân tích mối quan hệ tiến hóa di truyền của chúng với các lồi trong giống Moniezia.

3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở dê tại tỉnh Bắc Giang

3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện

Xét nghiệm mẫu phân của 1.977 dê nuôi ở tỉnh Bắc Giang để đánh giá tình hình nhiễm sán dây M. expansa, kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây M.

expansa ở dê tại 5 huyện của tỉnh Bắc Giang được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện

(qua xét nghiệm phân)

Địa phương (huyện) Số dê kiểm tra (con) Số dê nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) n Cường độ nhiễm (số đốt sán/ lần thải phân) ≤ 10 > 10 - 20 > 20 % n % n % Yên Thế Lạng Giang Lục Nam Lục Ngạn Sơn Động Tính chung 422 325 362 456 412 1977 93 55 73 114 134 469 22,04bc 16,92c 20,17c 25,00b 32,52a 23,72 54 37 41 59 62 253 58,07 67,27 56,16 51,76 46,27 53,95 25 12 22 42 41 144 26,88 21,82 30,14 36,84 30,60 30,70 14 6 10 13 31 72 15,05 10,91 13,70 11,40 23,13 15,35

nhiễm sán dây, tỷ lệ nhiễm chung là 23,72%, cao hơn so với tỷ lệ nhiễm qua mổ khám (21,50%). Sở dĩ có sự khác nhau này là do dê mổ khám phần lớn là dê đã trưởng thành (8 tháng đến 4 năm tuổi), trong khi dê xét nghiệm phân là dê ở các lứa tuổi (từ 1 tháng tuổi trở lên). Vì vậy có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa kết quả mổ khám và kết quả xét nghiệm phân dê.

Dê ở các huyện khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, trong đó dê ở huyện Sơn Động có tỷ lệ nhiễm cao nhất (32,52%); tiếp đến là huyện Lục Ngạn (25,00%); huyện Yên thế (22,04%); huyện Lục Nam (20,17%) và thấp nhất là huyện Lạng Giang (16,92%). Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây M. expansa giữa các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động là rõ rệt (P < 0,05).

Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, thời tiết khí hậu, điều kiện chăn ni, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… Do địa hình phức tạp, đồi bãi bỏ hoang nhiều, chăn nuôi dê chủ yếu theo phương thức truyền thống (chăn thả đồi bãi và sử dụng thức ăn tự nhiên), điều kiện vệ sinh thú y kém, vì vậy tỷ lệ dê nhiễm sán dây cao.

- Về cường độ nhiễm: dê nuôi tại tỉnh Bắc Giang nhiễm sán dây ở các mức cường độ nhiễm khác nhau; trong đó chủ yếu tập trung ở mức độ 1, chiếm 53,95%; ở mức độ 2 là 30,70%; mức độ 3 có 15,35% số dê nhiễm.

Như vậy, cường độ nhiễm sán dây ở dê phần lớn ở mức 1 (≤ 10 đốt sán/lần thải phân), cường độ nhiễm ở mức 3 (> 20 đốt sán/lần thải phân) thấp. Trong đó, dê ở huyện Sơn Động nhiễm sán dây ở mức 3 nhiều nhất (23,13%), cường độ nhiễm mức 3 ở huyện Lạng Giang ít nhất (10,91%).

Từ kết quả trên, chúng tơi có nhận xét: dê ở huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế nhiễm sán dây cao hơn dê ở các huyện khác. Huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Yên Thế là 3 huyện có số lượng dê ni nhiều nhất của tỉnh Bắc Giang. Qua điều tra thực tế chúng tơi thấy, trên địa bàn 3 huyện trên có nhiều hộ chăn ni dê khơng chú ý đến vệ sinh chuồng trại, thu gom phân ủ, không tẩy giun sán cho dê, dê được chăn thả chủ yếu trên các đồi bãi lâu ngày không canh tác, chuồng nuôi quây tạm bợ bằng tre, nứa. Tỷ lệ nhiễm sán dây cao dẫn đến những đàn dê này thường gầy, còi cọc, chậm lớn, sinh sản kém.

Huyện Lạng Giang có tỷ lệ nhiễm sán dây thấp nhất trong các địa phương nghiên cứu. Lạng Giang là huyện giáp với thành phố Bắc Giang nên trình độ dân trí khá cao, người chăn ni dê đã có ý thức trong vấn đề vệ sinh, phịng bệnh. Ngồi ra, trên địa bàn của huyện khơng có nhiều đồi bãi chăn thả nên nhiều hộ chăn nuôi dê đã kết hợp hai phương thức chăn thả dê và có bổ sung thêm thức ăn tại chuồng. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại tỉnh Bắc Giang cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả (Saiyam R. và cs., 2018 [106] tại Madhya, Ấn Độ: 14,75%; Kelemework S. và cs., 2016 [75] tại Ethiopia: 12,08%; Ghimire T. R. và Bhattarai N., 2019 [59] tại Nepal: 21,75%); nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác (Jena A. và cs., 2018 [69] tại Ấn Độ:

47,63%; Mpofu T. J. và cs., 2020 [84] tại Nam Phi: 36,60%).

Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây M. expansa ở dê tại tỉnh Bắc Giang được thể hiện rõ qua biểu đồ ở hình 3.16 và 3.17

Hình 3.16. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện

Hình 3.17. Biểu đồ cường độ nhiễm sán dây ở dê tại các huyện của tỉnh Bắc Giang

Biểu đồ hình 3.16 và 3.17 cho thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây

M. expansa ở dê tại các huyện là khác nhau và được thể hiện thông qua sự cao thấp

của các cột trong biểu đồ hình cột và các múi to nhỏ trong biểu đồ hình trịn.

3.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi dê

Theo Raza M. A. và cs. (2007) [105], tuổi của gia súc có liên quan tới tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa. Do vậy, chúng tơi đã nghiên cứu biến động nhiễm sán dây theo tuổi dê để xác định dê ở lứa tuổi nào mắc bệnh nhiều, từ đó đề ra biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi của dê đươc trình bày ở bảng 3.14 và đồ thị ở hình 3.18.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 85 - 97)