So sánh nguy cơ dê nhiễm sán dây theo phương thức chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 106 - 110)

Khơng

Phương thức chăn ni nhiễm nhiễm Cộng RR OR

sán dây sán dây

Chăn thả trên khu vực đồi bãi bỏ hoang không canh tác

Chăn thả trên khu vực đồi bãi được canh tác (trồng cây lâm nghiệp)

Cộng 296 173 469 546 962 1508 842 1135 1977 2,31 3,01

phương thức này bị nhiễm sán dây cao gấp 1,58 lần so với những dê nuôi theo phương thức bán công nghiệp (chăn thả khoảng 50 - 60%, nuôi tại chuồng và cho ăn cỏ trồng kết hợp thức ăn tinh khoảng 40,00 - 50,00 %). Chỉ số OR = 1,82 phản ánh, dê chăn nuôi theo phương thức truyền thống có khả năng nhiễm sán dây cao gấp 1,82 lần so với những dê chăn nuôi bán công nghiệp.

Cặp so sánh 2: chỉ số RR = 2,31 > 1 cho thấy, việc chăn thả dê trên khu vực đồi bãi bỏ hoang không canh tác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây M. expansa ở dê. Những dê chăn thả trên khu vực đồi bãi bỏ hoang không canh tác bị nhiễm sán dây cao hơn so với những dê bị nhiễm sán dây chăn thả trên khu vực đồi bãi được canh tác là 2,31 lần. Chỉ số OR = 3,01 phản ánh, dê chăn thả trên khu vực đồi bãi bỏ hoang khơng canh tác có khả năng nhiễm sán dây cao gấp 3,01 lần so với những dê được chăn thả trên khu vực đồi bãi được canh tác.

Như vậy, phương thức truyền thống (chăn ni dê hồn tồn dựa vào thức ăn tự nhiên, thời gian chăn thả nhiều và chăn thả dê ở những khu vực đồi bãi bỏ hoang lâu ngày) là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê.

Từ kết quả trên cho phép chúng tơi có nhận xét sau:

i) Các hộ nuôi dê nên chuyển từ phương thức chăn nuôi truyền thống sang bán công nghiệp (khi điều kiện kinh tế chưa tốt) và dần chuyển sang chăn nuôi dê theo phương thức công nghiệp (khi điều kiện kinh tế tốt) để hạn chế tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê.

ii) Nếu chăn thả dê thì cần xem xét địa điểm chăn thả, khơng chăn thả ở những khu vực đồi bãi bỏ hoang lâu ngày, đồng thời tích cực canh tác để hạn chế sự tồn tại và sinh sôi của nhện đất trên khu vực chăn thả dê.

3.2.2.7. Nghiên cứu vật chủ trung gian của sán dây M. expansa

Việc định danh nhện đất, phát hiện là những loài vật chủ trung gian của sán dây Moniezia tại Bắc Giang được thực hiện qua 3 bước:

Bước 1: Định danh các loài nhện đất phân bố tại Bắc Giang Bước 2: Tìm những lồi nhện đất nhiễm ấu trùng trong tự nhiên

Bước 3: Gây nhiễm trứng sán dây M. expansa để tìm ra các lồi là vật chủ trung gian của sán dây. Từ kết quả của bước 2 và 3, có kết luận về lồi nhện đất - vật chủ trung gian của sán dây Moniezia tại Bắc Giang.

 Bước 1: Định danh các loài nhện đất phân lập được tại tỉnh Bắc Giang Schuster R. Và cs. (2000) [111], Mazyad S. A và cs. (2004) [80] đều cho rằng: nhện đất là vật chủ trung gian của sán dây dê Moniezia. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào về các lồi nhện đất là vật chủ trung gian của sán dây Moniezia ở miền Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Để định danh lồi nhện đất , chúng tơi đã lấy các mẫu cỏ, mẫu đất ở khu vực chuồng nuôi, bãi chăn thả dê tại 5 huyện nghiên cứu để tách nhện đất theo phương pháp của Vũ Quang Mạnh (2007) [18]. Sau khi tách được nhện đất, chúng tôi bảo quản chúng trong cồn 70o. Sau đó định loại nhện đất theo Manh Vu Quang (2015) [79], sắp xếp theo khóa định loại của Subias (2013) [126] tại Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Đa dạng Sinh học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Kết quả được trình bày qua bảng 3.19.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 106 - 110)