Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 38 - 41)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về giun, sán đường tiêu

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.2.1. Các nghiên cứu về giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa dê

Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta rất thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của các bệnh giun, sán [120]. Hiện nay, nghề chăn ni dê khá phát triển nhưng vấn đề phịng chống bệnh giun, sán cho đàn dê rất ít được người chăn nuôi dê cũng như các nhà khoa học quan tâm thỏa đáng.

Một số cơng trình đã được nghiên cứu và cơng bố từ những thập kỷ trước. Đó là cơng trình của Đào Hữu Thanh và Lê Sinh Ngoạn (1980) [21] về tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ở dê tại Ninh Bình (33% - 88% tùy lồi giun, sán). Cơng trình của Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [9] nghiên cứu về tình hình nhiễm giun, sán trên đàn dê Cỏ của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang và Cao Bằng. Tác giả đã xác định được 12 loài giun, sán ký sinh và sử dụng thuốc phòng trị hiệu quả. Năm 2011, Nguyễn Hữu Hưng [5] đã công bố kết quả nghiên cứu trên đàn dê của tỉnh Trà Vinh với 8 loài giun, sán và tỷ lệ nhiễm các loài này.

Về biến động nhiễm giun, sán theo tuổi dê, một số tác giả có kết quả nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [9] thì dê nhiễm giun, sán nhiều nhất ở giai đoạn 5 - 8 tháng tuổi, sau đó giảm dần. Phan Địch Lân và cs. (2002) [13], Nguyễn Hữu Hưng (2011) [5] lại thấy tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi dê.

Trong những năm gần đây chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về giun, sán ký sinh ở dê.

1.2.2.2. Các nghiên cứu về bệnh sán dây Moniezia ở dê * Nghiên cứu về tình trạng nhiễm sán dây ở dê

Hàng năm, bệnh sán dây Moniezia ở dê đã gây tổn thất không nhỏ về kinh tế cho người chăn nuôi dê. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước về tình trạng nhiễm sán dây ở dê cịn rất ít. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại Việt Nam được thống kê ở bảng 1.6.

Bảng 1.3. Thành phần và tỷ lệ nhiễm sán dây ở Việt NamTỉnh Loài sán dây Tỷ lệ nhiễm Nguồn tài liệu Tỉnh Loài sán dây Tỷ lệ nhiễm Nguồn tài liệu

(%)

Thái Nguyên Moniezia spp. 19,55 Bắc Cạn Tuyên Quang Cao Bằng Trà Vinh Moniezia spp. Moniezia spp. Moniezia spp. M. benedeni M. expansa 17,72 10,00 13,18 14,96 13,39

Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [9]

Nguyễn Hữu Hưng (2011) [5]

* Nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở dê

Một số tác giả đã nghiên cứu về bệnh lý và lâm sàng của dê mắc bệnh sán dây và mơ tả: dê có triệu chứng gầy yếu, cơ thể suy nhược nặng do mất dinh dưỡng; thiếu máu, niêm mạc mắt nhợt nhạt, mắt lờ đờ; biểu hiện rối loạn tiêu hóa, trong đó có nhiều con ỉa chảy nặng, phân dính bê bết ở phần dưới hậu mơn, đi và khoeo chân; phân dê có nhiều đốt sán trong phân, có thể thấy cả đoạn sán dây lủng lẳng ở hậu môn của dê [3, 9, 12].

* Những nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở dê

Để tẩy sán dây hiệu quả một số hóa dược đã được dùng như: niclosamide liều 100 mg/ kg TT, praziquantel 15 mg/ kgTT, vermitan liều 35 mg/ kg TT,…[4, 9, 25].

Bên cạnh việc dùng hóa dược điều trị bệnh, các nhà khoa học còn quan tâm đến việc dùng các loại thảo dược để trị bệnh sán dây cho dê. Trong thảo dược có chứa flavonoid, alkaloid, phenol, tanin, saponin và axit, có khả năng tiêu diệt giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa dê.

Theo Bùi Thị Tho và cs. (2009) [25], cây thạch lựu có thành phần hóa học gồm các alkaloid (Pelletierin, isopelletierin, N-metyl pelletierin; pseudopelletinerin) và tanin. Trong đó, isopelletierin là alkaloid có tác dụng trị sán dây tốt hơn so với các alkaloid khác.

Tổng quan các nghiên cứu về tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê và bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về giun, sán đường tiêu hóa ở dê và biện pháp phịng trị. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về thực trạng nhiễm khác nhau, ở thời điểm cách đây vài thập kỷ. Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng trong việc phòng chống bệnh, bảo vệ sức khỏe đàn dê trong những năm qua.

Trong những năm gần đây, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đã có rất nhiều thay đổi, từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về khả năng cảm nhiễm và lây lan bệnh. Mặt khác, những vấn đề còn bỏ ngỏ như: định danh loài sán dây bằng kỹ thuật hiện đại, xác định các loài vật chủ trung gian của sán dây Moniezia, sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh sán dây cho dê để tránh tồn dư hóa dược trong cơ thể dê, xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán dây Moniezia để giúp cơng tác phịng chống bệnh hiệu quả… là những vấn đề cần giải quyết. Đó là những nội dung mang tính mới mà đề tài Luận án cần nghiên cứu.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w