Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi dê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 73 - 75)

Trịnh Văn Thịnh và cs. (1978) [23] cho biết: tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh giun, sán. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun, sán theo tuổi là một chỉ tiêu quan trọng xác định gia súc ở lứa tuổi nào dễ cảm nhiễm giun, sán nhất. Để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phịng bệnh giun, sán đường tiêu hóa phù hợp với tuổi dê, chúng tôi đã xét nghiệm phân của 1.977 dê ở 4 lứa tuổi khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi dêTuổi dê Tuổi dê (tháng) ≤ 3 >3-6 > 6 - 12 > 12 Tính chung

Số dê kiểm tra (con) 347 632 519 479 1977 Số dê nhiễm (con) 221 563 436 375 1595 Tỷ lệ nhiễm (%) 63,69b 89,08a 84,01ab 78,29ab 80,68

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả ở bảng 3.6. cho thấy: dê ở các lứa tuổi đều nhiễm giun, sán đường tiêu hóa nhưng với tỷ lệ khác nhau. Dê dưới 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm giun, sán là

63,69%, tỷ lệ nhiễm tăng rất nhanh khi dê > 3 - 6 tháng tuổi (89,08%). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Dê ở độ tuổi trên 6 tháng, tỷ lệ nhiễm giun, sán đã có chiều hướng giảm đi nhưng không rõ rệt. So sánh tỷ lệ nhiễm giun, sán ở dê > 6 - 12 tháng tuổi với dê trên 12 tháng tuổi thấy sự khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Như vậy, có thể nói dê ở tỉnh Bắc Giang nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo quy luật: tỷ lệ nhiễm tăng dần đến tuổi trưởng thành (6 - 8 tháng), sau đó giảm đi.

Sự biến động về tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê theo giai đoạn tuổi được chúng tơi giải thích như sau:

Dê dưới 3 tháng tuổi là dê con theo mẹ, mặc dù hệ thần kinh và các cơ quan miễn dịch chưa hoàn thiện, nhưng chúng tiếp nhận được kháng thể từ sữa đầu của dê mẹ nên thời gian đầu sau khi sinh, chúng có sức đề kháng nhất định. Mặt khác, do vẫn cịn bú sữa mẹ nên khơng lấy thức ăn từ bên ngồi. Vì vậy lứa tuổi này nhiễm giun, sán ít hơn.

Dê 3 - 6 tháng tuổi, đã tự thu nhận thức ăn và nước uống từ bên ngoài, cơ thể đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh nên nhu cầu về thức ăn, nước uống cao. Vì vậy, cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh giun, sán nhiều, dê dễ cảm nhiễm giun, sán. Từ một năm tuổi trở lên, hệ thần kinh và các cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện, sức đề kháng cao hơn nên khả năng cảm nhiễm giun, sán giảm đi.

Dagnachew S. và cs. (2011) [45], cũng coi tuổi là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh giun, sán đường tiêu hóa ở gia súc nhai lại. Tác giả cho rằng khi tuổi gia súc tăng lên thì khả năng chống sự cảm nhiễm ký sinh trùng tăng lên do tiếp xúc nhiều lần và có khả năng đào thải ký sinh trùng ra khỏi cơ thể.

Tại Ấn Độ, Khajuria J. K. và cs. (2013) [76] đã công bố, tỷ lệ nhiễm giun sán ở dê non là 73,22% cao hơn so với dê trưởng thành là 61,25% và có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).

Khi nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo lứa tuổi của dê tại Ai Cập, Hassan N. M. F. và cs. (2019) [62] cho biết: nhóm dê sau cai sữa tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa cao hơn so với nhóm dê trưởng thành (98,44% so với 82,05%).

Mpofu T. J. và cs. (2020) [84] đã xét nghiệm phân của 288 dê tại Nam Phi, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun, sán cao nhất ở dê sau cai sữa (53,80%), sau đó là dê trưởng thành (35,70%) và thấp nhất là dê con theo mẹ (20,00%).

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi dê ở Bắc Giang tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi của dê được trình bày rõ hơn qua đồ thị ở hình 3.5.

Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi dê

Đồ thị ở hình 3.5 cho thấy rõ hơn quy luật nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo tuổi của dê: đường biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun, sán ở dê tăng dần từ dê nhỏ hơn 3 tháng tuổi đến dê trên 3 - 6 tháng tuổi, sau đó giảm dần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w