Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo phương thức chăn nuôi dê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 77 - 79)

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, dê được chăn ni theo 2 phương thức: chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi bán công nghiệp. Do đó, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như mục đích chăn ni của từng nơng hộ mà dê được chăn nuôi bằng một trong hai phương thức trên. Khi dê được ni theo các phương thức chăn ni khác nhau thì mức độ tiếp xúc với mầm bệnh khác nhau, nên tỷ lệ nhiễm bệnh có thể khác nhau. Để đánh giá ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi đến tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê, chúng tơi đã xét nghiệm phân của 1977 dê nuôi theo 2 phương thức chăn ni trên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8. và biểu đồ ở hình 3.7.

Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóatheo phương thức chăn ni dê theo phương thức chăn nuôi dê

Phương thức chăn nuôi

Chăn nuôi truyền thống Chăn ni bán cơng nghiệp

Tính chung

Số dê kiểm tra (con) 982 995 1977 Số dê nhiễm (con) 862 733 1595 Tỷ lệ nhiễm (%) 87,78a 73,67b 80,68

* Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ nhiễm mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo phương thức chăn nuôi dê

Kết quả bảng 3.8 và biểu đồ ở hình 3.7 cho thấy, dê được ni bằng phương thức chăn ni truyền thống có tỷ lệ nhiễm giun, sán là 87,78%, cao hơn so với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (tỷ lệ nhiễm 73,67%). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, phương thức chăn ni có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê.

Khi ni dê vừa được chăn thả tự nhiên, vừa được cho ăn tại chuồng và có cả bổ sung thức ăn tinh thì thời gian chăn thả ít hơn, dinh dưỡng tốt hơn, làm tăng sức đề kháng cho dê, hạn chế nguy cơ tiếp xúc với vật chủ trung gian. Từ đó giảm sự nhiễm giun, sán.

Rabbi K. M. A. và cs. (2011) [100] cho bi ế t, dê ở Bangladesh nuôi theo

phương thứ c qu ả ng canh có t ỷ lệ nhiễ m giun, sán cao (86,10%), ti ếp theo là phương thứ c bán thâm canh (76,30%) và t ỷ lệ nhiễ m giun, sán th ấ p nh ấ t ở phương thứ c chăn nuôi thâm canh (57,50%).

Badran I. và cs. (2012) [37] đã nghiên cứ u tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê t ạ i Palestine và cho bi ết: dê nuôi theo phương thứ c qu ả ng canh t ỷ lệ nhiễ m giun, sán là 26,50%, cao hơn dê nuôi theo phương thứ c thâm canh (7,90%).

K ế t qu ả nghiên c ứ u c ủ a các tác gi ả trên cho th ấy: phương thức chăn ni dê có liên quan đế n t ỷ lệ nhi ễ m giun, sán ở dê, phương thức chăn ni tốt hơn thì tỷ lệ

nhiễ m giun, sán ở dê th ấp và ngược lạ i.

Như vậy, tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa theo phương thức chăn nuôi dê ở tỉnh Bắc Giang tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đã khuyến cáo người chăn nuôi dê nên chăn nuôi dê theo phương thức bán cơng nghiệp. Nếu có điều kiện thì ni dê theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, cho dê ăn cỏ trồng và thức ăn tinh là tốt nhất.

* Nhiễm giun, sán ở dê theo mùa trong năm qua xét nghiệm phân

Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa ở dê theo mùa có ý nghĩa trong cơng tác phịng trị bệnh. Theo Sharma D. K. và cs. (2009) [115], các yếu tố mơi trường tự nhiên (thời tiết khí hậu, ánh sáng, ẩm độ…) cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun, sán. Kết quả xét nghiệm mẫu phân dê ở 4 mùa: Xuân, Hè, Thu, Đơng được trình bày ở bảng 3.9 và biểu đồ hình 3.8.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh sán dây do moniezia spp gây ra trên dê tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w