· Nghiệp vụ môi giới: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian, đại diện, đại lí cho khách hàng, thực hiện các lệnh hợp pháp của khách hàng trong giao dịch chứng khoán để thu phí dịch vụ.
· Công Ty TNHH chứng khoán NHNO & PTNN Việt Nam sẽ giúp khách hàng mở tài khoản tiến hành mua bán chứng khoán và theo dõi các tài khoản chứng khoán cho khách hàng theo ủy thác của khách hàng. Khách hàng có thể giao dịch qua điện thoại (sau này có thể giao dịch qua mạng internet).
· Nghiệp vụ tự doanh: Đây là nghiệp vụ mà công ty sử dụng vốn
tự có của mình thực hiện kinh doanh các loại chứng khoán theo qui định của pháp luật. Mục tiêu chính là nhằm tìm kiếm lợi nhuận và góp phần bình ổn giá cả thị trường. Hiện nay công ty đang thực hiện tự doanh cổ phiếu và tự doanh trái phiếu. Trong đó chủ yếu là tự doanh trái phiếu.
· Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư: Đây là nghiệp vụ quản lý
vốn và các giấy tờ có giá của khách hàng, mua bán hoặc chuyển nhượng chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận tối đa cho khách hàng theo sự ủy quyền của khách hàng.
Với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại công ty có thể giúp khách hàng đầu tư chứng khoán, quản lý, đa dạng hóa đầu tư… theo các tiêu chí của khách hàng đưa ra. Và công ty thu phí trên danh mục đầu tư của khách hàng.
· Nghiệp vụ tư vấn đầu tư: Đây là nghiệp vụ tư vấn cho khách
hàng về những vấn đề liên quan tới quyết định đầu tư chứng khoán của khách hàng, các vấn đề về thủ tục pháp lý, về công bố thông tin, phát hành các báo cáo, phân tích tài chính..
Công ty sẽ tiến hành phân tích các thông tin thu được từ đó đưa ra các kiến nghị liên quan tới nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, công ty đang thực
hiện tư vấn miễn phí về giao dịch chứng khoán nhằm thu hút khách hàng. Các dịch vụ tư vấn khác công ty đang bắt đầu triển khai và có thu phí.
· Đại lý bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành là nghiệp vụ sử dụng uy tín nguồn lực tài chính của công ty chứng khoán bảo lãnh cho các công ty, các tổ chức kinh tế phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra thị trường .
Công ty TNHH chứng khoán NHNO & PTNT Việt Nam sẽ giúp khách hàng là các tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng và giúp bình ổn chứng khoán trong giai đoạn đầu phát hành.
Hiện nay với ưu thế từ ngân hàng mẹ, công ty đã thực hiện bảo lãnh các trái phiếu, kì phiếu cho NHNO & PTNT Viêt Nam và các tổ chức khác đã thu được kết qủa khả quan.
· Nghiệp vụ lưu kí chứng khoán: Đây là nghiệp vụ lưu giữ và bảo
quản chứng khoán của khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền nghĩa vụ đối với chứng khoán nắm giữ.
Tại Công ty TNHH chứng khoán NHNO & PTNT Việt Nam tất cả các khách hàng tham gia giao dịch đều phải thực hiện lưu kí chứng khoán tại công ty. Công ty sẽ thực hiện tái lưu kí sẽ giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch chứng khoán, giảm thiểu mọi rủi ro đối với chứng khoán của khách hàng.
31
2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 4:Kết quả kinh doanh qua hàng năm
Đơn vị: 1 triệu VND Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu 12.503 31.865 230.000 262.135 Tổng chi phí 9.665 27.753 219.000 245.835 Lợi nhuận 2.838 4.113 11.000 16.300
Qua bảng kết quả kinh doanh hàng năm ta thấy rằng lợi nhuận công ty tăng trưởng hàng năm: Cụ thể năm 2003 tăng so vói năm 2002 khoảng 49%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 167.44%. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 48.18%. mặc dù TTCK trong những năm vừa qua chưa thực sự sôi động lắm nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty ta có thể thấy rằng công ty đã rất cố gắng trong kinh doanh, đây là một kết quả rất khả quan.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOẠNH CỦA CỒNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO & PTNT VIỆT NAM CHỨNG KHOÁN NHNO & PTNT VIỆT NAM
2.2.1 Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây
Kinh tế Việt Nam gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt tốc độ cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thuộc loại cao nhất so với các nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á cũng như trên thế giới.
Mức tăng trưởng GDP hàng năm như sau
7 7.5 8 8.5 2003 2004 2005
Đặc biệt trong những năm tới khi nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập WTO đây là một tổ chức thương mại lớn trên thế giới, điều này sẽ có tác động rất lớn tới nền kinh tế của việt nam. Trong những năm qua, để chuẩn bị cho sự gia nhập WTO, ngoài việc tích cực tham gia vào các tổ chức thế giới Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện cơ chế chính sách, ban hành các bộ luật mới thông thoáng hơn đối với những nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước để tạo ra một hành lang pháp lý hiệu quả cho không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn các tổ chức nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam. Chính phủ cũng như các cấp nghành có liên quan đã có những chủ trương đường lối khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh không trông chờ ỷ lại sự bao cấp của nhà nước.Mặt khác sự khuyến khích này còn nhằm mang lại tác dụng giúp cho TTCK Việt Nam phát triển khi có sẽ có nhiều hàng hóa được đưa lên sàn giao dịch hơn. Sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế qua hàng năm của Việt Nam cũng đang tạo cho Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp nước ngoài, với mặt bằng giá nhân công rẻ, chi phí thấp và là nước có điều kiện chính trị ổn định …Bằng chứng là có rất nhiều các tổ chức nước ngoài đầu tư trực tiếp vào xây dựng các khu công nghiệp mới trên rất nhiều tỉnh, thành phố của đất nước. Ngoài hình thức đầu tư trực tiếp thì lọai hình đầu tư gián tiếp thông qua như mua bán cổ phiếu cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trên TTCK cũng đang được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích. Những sự đổi mới tích cực từ Đảng và nhà nước đang dần tạo ra những diện mạo mới cho kinh tế Việt Nam.
2.2.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam qua gần 6 năm đi vào hoạt động hoạt động
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang bước vào năm thứ 6. Đây cũng là năm đầu tiên cả nước thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010 với những khó khăn và thách thức mới. Trong 5 năm
qua, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì TTCK Việt Nam dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng vẫn đang ở giai đoạn khởi động, quy mô thị trường vẫn còn nhỏ, tốc độ phát triển chưa được như mong muốn; về cơ chế hoạt động thì chưa thực sự hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như năng lực trình độ của cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài của thị trường. Công tác tạo hàng cho thị trường còn gặp nhiều khó khăn mặc dù Chính phủ, Bộ tài chính đã có những chỉ đạo cụ thể và quyết liệt, tuy nhiên một số Bộ, Ngành, tổng công ty , doanh nghiệp còn e ngại tham gia thị trường, chưa có kế hoặch cụ thể cho việc niêm yết, đăng kí giao dịch. Việc đào tạo phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng đã thực hiện nhưng vẫn còn ít do kinh phí hạn hẹp … dẫn đến sự phát triển chung của TTCK. Tuy vẫn còn có những khiếm khuyết, tồn tại cần được rút kinh nghiệm cho tiến trình phát triển tiếp theo nhưng chúng ta cũng nên thấy được nhiều mặt tích cực của thị trường . Kể từ khi đi vào hoạt động TTCK Việt Nam mới chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết là REE và SAM thì cho tới nay đã có 35 cổ phiếu được niêm yết và 1 chứng chỉ quĩ là VF1 sắp tới sẽ có thêm 6 công ty niêm yết trên thị trường nữa. Hàng hóa trên thị trường ngày càng có chất lượng và tên tuổi như của các công ty: Kinh Đô, VINAMILK…
2.2.3. Thực trạng hoạt động tự doanh cổ phiếu công ty TNHH chứng khoán NHNO & PTNT Việt Nam chứng khoán NHNO & PTNT Việt Nam
Hoạt động tự doanh của công ty đã được triển khai từ khi công ty đi vào hoạt động (từ năm 2001), hoạt động tự doanh của công ty đã đáp ứng đầy đủ các qui định của UBCKNN cũng như các nghị định ban hành của chính phủ như:
ü điều kiện về mua bán cổ phiếu
Quyết định số 55/2004/QĐ – BTC ngày 17/06/2004 về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán với hoạt động tự doanh chứng khoán như sau:
- Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình.
- Khi tiến hành tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán không được:
a. Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán
b. Đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết
c. Đầu tư 15% tổng số cổ phần đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết
d. Đầu tư hoặc góp vốn trên 15% tổng số vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn.
ü Đáp ứng được số vốn tối thiểu để công ty được phép hoạt động tự doanh là 12 tỷ.
Trong thời gian 2 năm đầu công ty chủ yếu tiến hành tự doanh về trái phiếu chính phủ. Điều nay cũng được lý giải đơn giản vì thời gian này trên thị trường chưa có nhiều hàng hóa, thiếu nhà đầu tư … nên TTCK kém sôi động tạo tính thanh khoản kém cho chứng khoán, khả năng nếu công ty đưa mảng tự doanh cổ phiếu vào sẽ bị ứ đọng vốn làm cho khả năng quay vòng vốn của công ty kém (lúc náy vốn điều lệ của công ty mới chỉ là 60 tỷ). Năm 2003 hoạt động tự doanh cổ phiếu của công ty mới được đưa vào chính thức, cho tới nay đã hoạt động được 3 năm bộ phận tự doanh cổ phiếu cũng đã đặt được những thành tích đáng kể có lợi nhuận qua hàng năm
Bảng 5: Doanh thu về tự doanh cổ phiếu
Năm 2003 2004 2005 Doanh thu tự doanh cổ phiếu 117.719.920 362.404.003 1.670.828.446
Tuy nhiên hoạt động tự doanh của công ty vẫn còn những thực trạng đáng để bàn.
· Nguồn vốn tự doanh của công ty so với qui mô thị trường ngày một lớn
lên là rất nhỏ, tuy năm 2004 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng những số vốn nay so với hiện nay không đủ để triển khai hết các nghiệp vụ nhất là các nghiệp vụ cần những nguồn vốn lớn như: bão lãnh phát hành, tự doanh… Hiện nay với những cổ phiếu của công ty có chất lượng cao, qui mô vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng thì công ty phải bỏ ra một lượng lớn vốn mới mua được một khối lượng cổ phiếu nhất định của các công ty này, nếu như công ty xây dựng một danh mục đầu tư dài hạn với mục đích đa dạng hóa đầu tư để tránh rủi ro thì qui mô vốn hiện nay là không đáp ứng đủ (số vốn tự doanh của công ty năm 2005 là khoảng 20 tỷ VND). Vì vậy vấn đề thiếu vốn của công ty hiện nay là một vấn đề khá khó khăn cho bộ phận tự doanh cổ phiếu nói riêng cũng như của công ty nói chung, vì vốn ít khả năng đạt lợi nhuận sẽ rất ít mà khả năng phòng tránh rủi ro trên thị trường bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng gặp khó khăn. Do vậy bài toán về thiếu vốn của công ty đang cần những hướng giải quyết nhanh chóng
· Nguồn nhân lực: tương tự như vốn, con người cũng là một yếu tố quyết
định đến thành công của hoạt động tự doanh. Kinh doanh trên TTCK là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con người và thông tin. Tuy nhiên, hiện nay khả năng xử lý công việc trong hoạt động tự doanh cổ phiếu của công ty là rất nhiều, cần những người có chuyên môn cao nắm chắc nghiệp vụ nhưng số lượng nhân viên của bộ phận tự doanh cổ phiếu của công ty còn quá ít
Tháng 6/2005 Tháng 12/2005 Cán bộ cũ (làm việc tại công ty > 1năm) 3 4 Cán bộ mới (làm việc tại công ty < 1năm) 2 3
Cán bộ hợp đồng ngắn hạn 0 1
Tổng số cán bộ 5 8
Trong đó, Cán bộ ở phòng giao dịch là 4 như vậy chỉ còn 4 cán bộ đảm nhân trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu, đây là một thực trạng cần phải giải quyết về nhân sự, với khối lượng công việc không lồ (phân tích tình hình tài chính, dự báo xu thế biến động của thị trường… ) các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chính thức. Hiện nay tính tới thời điểm 20/04/2006 thì đã có 35 cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chính thức và một chứng chỉ quĩ đầu tư và sắp tới sẽ có thêm 6 công ty tham gia thị trường niêm yết chính thức nữa, ngoài các công ty đã được niêm yết còn có các cổ phiếu công ty đang được giao dịch ở sàn Hà Nội và các cổ phiếu khác nữa. Như vậy nếu ta thống kê như vậy thì vớí nguồn nhân lực chỉ có 4 người thì đây quả là một nhiêm vụ khó khăn. Ngoài sự thiếu nguồn nhân lực thì bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa thực sự là yếu tố yên tâm cho công ty, nhiều cán bộ chưa có giấy phép hành nghề chứng khoán do UBCKNN cấp thâm chí còn có nhiều cán bộ chưa có đủ chứng chỉ chứng khoán do UBCKNN cấp, cán bôh được đào tạo ở nước ngoài về chuyên nghành đầu tư cổ phiêu còn hạn chế.
Hiện trạng: Những nhân viên có giấy phép hành nghề ở công ty Bảng 7: số lượng nhân viên có giấy phép hành nghề
Trụ sở chính Chi nhánh Phòng giao dịch
nghề
Nhân viên không có giấy phép hành nghê nhưng có đủ chứng chỉ
1 0 1
· Phương pháp đầu tư vào cổ phiếu của công ty cũng chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp, các cán bộ mới chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ bản tính hình tài chính của các công ty qua các bản: Báo cáo tài chính, Kết quả kinh doanh … tính toán một số chỉ số cơ bản như: ROE, ROA, P/E, EPS… chứ cũng chưa thực sự xem xét cụ thể các chỉ số như về: Tiền mặt công ty nắm giữ, các công cụ tài chính mà công ty nắm giữ … Việc phân tích kỹ thuật của bộ phận tự doanh cổ phiếu hầu như bị bỏ qua. Ở đây cũng có thể xem xét về nguyên nhân khách quan một phần là TTCK Việt Nam chưa hoàn hảo tuy nhiên nguyên nhân chủ quan vẫn là do thiếu cán bộ chuyên môn về việc phân tích kỹ thuật đặc biệt là những cán bộ biết xử lý các biến số định tính vào để xây dựng các mô hình toán, vẽ biểu đồ xem xét các biến số liên quan tới nhau như: khối lượng giao dịch với giá, sự liên quan giữa giá các loại chứng khoán với nhau
· Về mô hình tổ chức: mô hình tổ chức của một công ty cũng là một điều
mà các công ty hiện nay rất quan trọng, một mô hình tốt có khả năng làm