Kinh tế Việt Nam gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt tốc độ cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thuộc loại cao nhất so với các nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á cũng như trên thế giới.
Mức tăng trưởng GDP hàng năm như sau
7 7.5 8 8.5 2003 2004 2005
Đặc biệt trong những năm tới khi nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập WTO đây là một tổ chức thương mại lớn trên thế giới, điều này sẽ có tác động rất lớn tới nền kinh tế của việt nam. Trong những năm qua, để chuẩn bị cho sự gia nhập WTO, ngoài việc tích cực tham gia vào các tổ chức thế giới Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện cơ chế chính sách, ban hành các bộ luật mới thông thoáng hơn đối với những nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước để tạo ra một hành lang pháp lý hiệu quả cho không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn các tổ chức nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam. Chính phủ cũng như các cấp nghành có liên quan đã có những chủ trương đường lối khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh không trông chờ ỷ lại sự bao cấp của nhà nước.Mặt khác sự khuyến khích này còn nhằm mang lại tác dụng giúp cho TTCK Việt Nam phát triển khi có sẽ có nhiều hàng hóa được đưa lên sàn giao dịch hơn. Sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế qua hàng năm của Việt Nam cũng đang tạo cho Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp nước ngoài, với mặt bằng giá nhân công rẻ, chi phí thấp và là nước có điều kiện chính trị ổn định …Bằng chứng là có rất nhiều các tổ chức nước ngoài đầu tư trực tiếp vào xây dựng các khu công nghiệp mới trên rất nhiều tỉnh, thành phố của đất nước. Ngoài hình thức đầu tư trực tiếp thì lọai hình đầu tư gián tiếp thông qua như mua bán cổ phiếu cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trên TTCK cũng đang được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích. Những sự đổi mới tích cực từ Đảng và nhà nước đang dần tạo ra những diện mạo mới cho kinh tế Việt Nam.