Trước khi khi tiến hành đầu tư bất kì loại chứng khoán nào, một điều hiển nhiên là ta phải xem xét mối quan hệ giữa việc đầu tư ấy với các cơ hội đầu tư khác trong nền kinh tế để dự tính được khả năng sinh lời của đồng vốn mình bỏ ra là bao nhiêu và khả năng chấp nhận rủi do của minh với loại chứng khoán nay tới đâu.Việc phân tích chứng khoán một cách nghiêm túc đòi hỏi thời gian và phương pháp nghiên cứu.
Nên vận dụng một các có khoa học các phương pháp cơ bản trong đầu tư chứng khoán như các phương pháp: phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật Giới thiệu qua về hai phương pháp đầu tư
· Phân tích cơ bản: Mục đích của phân tích cơ bản là tìm ra giá trị thực của công ty phát hành cổ phiếu thông qua các hệ số tài chính được tính toán thông qua các bản báo cáo tài chính như: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ … từ các bản này các chuyên gia tài chính hay những nhà đầu tư có thể tính ra được những hệ số tài chính cơ bản của công ty, ROA, ROE, EPS, P/E… nếu các chỉ số này thỏa mãn được điều kiện mà nhà đầu tư đề ra thì cổ phiếu đấy được nhà đầu tư đó có thể chấp nhận đầu tư, Tuy vậy những có những nhà đầu tư chuyên nghiệp, các chuyên gia tài chính thì cho răng các chỉ số này mới chỉ là các con số phản ánh tình hình tài chính của công ty đó tại thời điểm hiện tại, nó có thể bị những thủ thuật kế toán che đậy, vì vậy họ có thể sẽ cần thêm một số chỉ tiêu khác để tính toán cho chính xác giá trị thực tài sản của công ty và từ đó có thể tính được tốc độ tăng trưởng của công ty hàng năm. Các phương pháp phổ biến thường được áp dụng là: Phương pháp định giá theo luồng tiền theo cổ tức, định giá theo tài sản ròng, phương pháp định giá theo hệ số giá thu nhập (P/E) …. Phương pháp phân tích cơ bản có rất tác dụng đối với
những nhà đầu tư, tổ chức tài chính … muốn nắm cổ phiếu lâu dài và có ý định thâu tóm công ty.
· Phân tích kỹ thuật: Nếu như phân tích cơ bản là phương pháp nghiên cứu các thông tin tài chính như cổ tức, lợi nhuận, báo cáo thu nhập, bản cân đối kế toán, v.v., nhằm xác định một giá trị hợp lý của một loại cổ phiếu, hoặc các cổ phiếu trên thị trường nói chung thì phân tích kỹ thuật là phương pháp chỉ dựa vào các diễn biến về giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các công thức toán học và đồ thị để xác định xu thế thị trường của một loại cổ phiếu nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để mua hoặc bán. Việc xác định thơì điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là tại các thị trường hay biến động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn. Đôi khi người ta nói rằng phân tích cơ bản được dùng để trả lời câu hỏi “cái gì?” và phân tích kỹ thuật được dùng để trả lời cho câu hỏi “khi nào?”. Có thể hiểu đơn giản phân tích kỹ thuật là kiểu phân tích các chuyên gia có thể thu thập các thông tin trực tiếp và trung thực diễn biến hàng ngày trên thị trường như: giá, khối lượng … chủ yếu là dựa vào hai chỉ tiêu này là chính các nhà phân tích sẽ tạo nên được các đồ thị của mỗi loại cổ phiếu, hoặc đồ thị của toàn thị trường, đồ thị của các công ty thuộc nhóm nghành… hoặc các nhà phân tích sẽ cho những chỉ tiêu ấy vào một dạng mô hình toán (như kiểu mô hình kinh tế lượng) để xem xét các xu thế biến đổi của giá có liên quan tới khối lượng, hay xu thế thay đổi giá chứng khoán của công ty so với xu thế vận động của thị trường … toàn bộ những tính toán này chủ yếu dựa vào kết quả hiện tại hoặc quá khứ để đưa ra các xu thế biến đổi của tương lai các cổ phiếu. Sau khi phân tích được hầu hết các thông số các nhà đầu tư có thể đưa ra được quyết định mua bán cổ phiếu ở thời điểm nào là thích hợp nhất. Phương pháp phân tích này chủ yếu để tìm kiếm lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệnh giá chứng khoán
Về mặt lý thuyết thì chỉ có hai phương pháp để phân tích để lựa chọn cổ phiếu như trên, tuy nhiên tùy vào cách thức đầu tư, tiêu chí lựa chọn cổ phiếu, hay mức độ chấp nhận rủi ro… của nhà đầu tư mà mỗi một nhà đầu tư, hay các tổ chức đầu tư mà lại có những phương pháp đầu tư khác nhau. Xin đưa ra một số phương pháp đầu tư:
üĐầu tư theo giá trị: Phương pháp này sẽ tránh được nhiều rủi ra dài
hạn cho công ty bởi vì phương pháp này dựa trên việc đánh giá giá trị thực của công ty so với giá trị cổ phiếu đang lưu hành. Mục tiêu của phương pháp này là tìm ra những cổ phiếu đang được các nhà đầu tư đánh giá thấp dưới giá trị thực của nó để công ty mua vào và chờ cho tới khi giá giao dịch của nó đặt tới giá trị thực thì sẽ bán ra hưởng chênh lệnh. Để làm được điều này công ty cần nghiên cứu kỹ các bảng : Cân đối kê toán, lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh và những thông tin cần thiết đến công ty để làm thế nào tìm ra những tài sản của công ty đang bị đánh giá thấp hơn giá trị của nó như: Bất động sản, lợi thế kinh doanh, tiềm năng của thương hiệu chưa được khai thác hết, hay các công cụ tài chính mà công ty đang nắm giữ: cổ phiếu, trái phiếu…
Ví dụ: như cổ phiếu REE đang được niêm yết trên sau khi có thông tin trong tài sản tài chính của công ty có nắm giữ 12 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và sắp tới sẽ bán bớt đi 2 triệu cổ phiếu lập tức cổ phiếu này đang có giá là 65 nghìn đồng/ cổ phiếu hiện nay cổ phiếu nay đã lên tới 93 nghìn đồng/cổ phiếu
üĐầu tư theo nghành (đầu tư theo lối tăng trưởng): Phương pháp này chủ yếu nắm bắt được xu thế vận động của những nghành có khả năng phát triển vượt bậc trong tương lai từ đó chọn mua các chứng khoán trong những nghành phát triển và những nghành có liên quan. Phương pháp này dựa và phân tích lý tính nhiều hơn là dựa vào phân tích kỹ thuật, tuy nhiên nó được dựa trên những cơ sơ khoa học. Ví dụ như: Ta có thể dựa vào những báo cáo, phân tích về dân số và tìm hiểu xem độ tuổi trung bình của
người đân nước mình là bao nhiêu kết cấu độ tuổi nay sẽ có liên quan tới hành vi tiêu dùng và thói quen mua sắm của ngưòi dân từ dó sẽ đoán xem được nghành nào trong tương lai sẽ phát triển.
Đầu tư theo chỉ số (hay đầu tư thụ động): Có thể hiểu là các nhà đầu tư tham gia thị trường, không cần phải mua tất cả các loại chứng khoán đang lưu hành trên thị trường, mà chỉ cần mua một cổ phần tượng trưng cho tất cả các công ty hình thành nên một chỉ số đặc biệt trên thị trường. Ví dụ như chỉ số Standard & Poor’s 500 chẳng hạn, nếu nhà đầu tư mua 01 cổ phần của quĩ đầu tư vào chỉ số S&P 500, nhà đầu tư sẽ được sở hữu một phần nhỏ trong toàn bộ 500 cổ phiếu hình thành nên chỉ số ấy. Khi chỉ số này tằng tức là nhà đầu tư đang thu được lợi nhuận, khi chỉ số này giảm tức nhà đầu tư đang bị thua lỗ. Cách thức đầu tư này thường thích hợp với những thị trường có sự ổn định nền kinh tế cao qua hàng năm, thích hợp với những nhà đầu tư không chuyên.
Trên đây là một số cách thức đầu tư nêu ra, mong rằng công ty có thể tìm ra cho mình được phương pháp đầu tư thích hợp để tăng cường khả năng tự doanh cổ phiếu của công ty