Phương pháp phẫu thuật khâu chân mống mắ t

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu (Trang 76 - 95)

Trong 20 bệnh nhân có chỉđịnh phẫu thuật khâu chân mống mắt, trong đó có 8 bệnh nhân chỉ khâu mống mắt đơn thuần, 9 bệnh nhân được khâu mống mắt kết hợp với lấy thể thủy tinh + Đặt IOL, 3 bệnh nhân khâu chân mống mắt + cắt bè.

Bảng 4.3 Phương pháp phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật Số mắt Tỷ lệ %

Khâu chân mống mắt 8 40%

Khâu chân MM+ Lấy TTT +IOL 9 45%

Khâu chân MM + Cắt bè + PT khác 3 15%

Tổng 20 100%

- Khâu chân mống mắt tiền phòng kín : với những trường hợp đứt chân mống mắt nhỏ, không có tổn thương phối hợp như đục, lệch thể thủy tinh thì chỉ khâu chân mống mắt đơn thuần, chúng tôi áp dụng mổ theo phương pháp kín, tạo vạt củng mạc, dùng chỉ 10.0, 2 kim liền chỉ, khi xuyên kim có sự hỗ trợ của kim 25G. Ưu điểm của phương pháp này vùng sẹo mổ được bảo vệ dưới nắp củng mạc, không có hiện tượng kẹt mống mắt vào vết mổ, đảm bảo được độ sâu tiền phòng ở vùng này. Trong 8 mắt được phẫu thuật theo phương pháp này chúng tôi thấy vùng chân mống mắt được kín hoàn toàn, đúng vị trí giải phẫu, không gặp trường hợp nào bị kẹt mống mắt vào vết mổ, hoặc biến chứng dính sau phẫu thuật.

Về chỉ khâu : chúng tôi dùng chỉ 2 đầu kim polypropylene 10.0, trong 8 mắt được khâu bằng chỉ này chúng tôi không gặp trường hợp nào bị viêm nhiễm, hoặc bị kích thích kéo dài do chỉ. Tuy nhiên nhược điểm của loại chỉ này là đầu kim rất yếu nên khi xuyên vào tiền phòng dễ gây tổn thương bao trước của thể thủy tinh mặc dù đã có sự hỗ trợ của kim 25G.

Về số lượng mũi chỉ khâu : tất cả các bệnh nhân đều được khâu theo với những mũi chỉ rời, số lượng mũi chỉ tùy thuộc vào kích thước vùng đứt chân mống mắt. Theo chúng tôi thì nếu đứt chân mống mắt dưới 90º thì khâu một mũi, từ 90º- 120º thì khâu 2 – 3 mũi, trên 120º thì khâu trên 3 mũi. Theo chúng tôi thì cũng không nhất thiết phải khâu kín vùng đứt chân mống mắt, vì những lỗ nhỏ còn lại có tác dụng như lỗ cắt mống mắt chu biên, không ảnh hưởng đến mỹ quan và chức năng.

- Còn những trường hợp phẫu thuật khâu chân mống mắt kết hợp với lấy thể thủy tinh, đặt IOL hoặc cắt bè thì chúng tôi dùng phương pháp mở nhãn cầu có tạo đường hầm củng mạc và khâu mống mắt trên 2 bình diện, dùng chỉ 10.0, một kim liền chỉ. Cách khâu này khác với cách khâu trước đây là khâu chân mống mắt một lớp, mũi chỉđi qua cả mép rạch giác mạc, mép mống mắt và củng mạc trong một lần xuyên kim, với phương pháp này khi thắt chỉ dễ làm kẹt mống mắt vào mép mổ, chân mống mắt bị vồng cao lên. Khâu chân mống mắt trên 2 bình diện đã khắc phục phần nào đó nhược điểm này.

4.3.3.8 Đánh giá kết quả chung ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt

Sau phẫu thuật chúng tôi thấy tỷ lệ thị lực tăng chiếm 55%, do các bệnh nhân được phẫu thuật khâu chân mống mắt kết hợp với lấy thể thủy tinh đục và đặt IOL có chiếm tỷ lệ cao và có kết quả tốt. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rất khó đạt được sự hoàn hảo về vị trí, kích thước, hình dạng đồng tử sau phẫu thuật. Kết quả theo dõi sau 3 tháng phẫu thuật cho thấy, đồng tử ở trung tâm có (17/20 mắt) chiếm tỷ lệ 85%, đồng tử lệch tâm chiếm 15%. Đường kính đồng tử sau 3 tháng đa số từ 4-5 mm chiếm tỷ lệ 80%. Hình dạng đồng tử tròn sau 3 tháng chiếm tỷ lệ 60%. Có phản xạ với ánh sáng sau 3 tháng chiếm tỷ lệ 50%. Kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thư (1992) [15].

Theo chúng tôi sau chấn thương đụng dập nhãn cầu, bản thân những tổn thương tổ chức mống mắt, các cơ đồng tử và sự có mặt của dịch kính trong tiền phòng là những nguyên nhân gây cản trở đến sự tái lập hình thể và vị trí ban đầu của đồng tử. Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy có thể tác động vào một số khâu trong quá trình phẫu thuật để loại bỏ những cản trởđó. Điều trị mắt chấn thương bằng thuốc chống viêm để mắt hoàn toàn ổn định trước phẫu thuật

Không thắt chỉ quá chặt gây kéo mống mắt lệch về phía vết mổ, dễ dẫn đến kẹt mống mắt, dính vùng sẹo và kéo lệch đồng tử.

Khi có dịch kính tiền phòng thì phải cắt sạch dịch kính để tránh cho các sợi dịch kính co kéo làm lệch vào mép đồng tử.

KT LUN

Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điêù trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Chúng tôi có một số kết luận sau :

1. Đặc điểm lâm sàng của đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu

Tổn thương đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu thường gặp ở lứa tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu do tác nhân đầu tù tác động trực tiếp vào nhãn cầu, thường gặp trong sinh hoạt, trò chơi và lao động công nghiệp.

Sau chấn thương đụng dập có đứt chân mống mắt thường gây nên các triệu chứng như : đau nhức chiếm 63,2%, chói sáng chiếm 21,1%, song thị một mắt chiếm 5,3%.

Mức độ đứt chân mống mắt chủ yếu thường gặp ở mức độ I chiếm 50%, mức độ II chiếm 47,4%.

Tổn thương đứt chân mống mắt thường phối hợp với các tổn thương khác : phù giác mạc chiếm 63,2%, tổn thương lệch TTT chiếm 78,9%, xuất huyết tiền phòng chiếm tỷ lệ 68,4%, xuất huyết dịch kính chiếm 55,3%, bong võng mạc chiếm 5,3%, tổn thương thị thần kinh chiếm 5,3%. Ngoài ra tổn thương lùi góc phối hợp với đứt chân mống mắt chiếm tỷ lệ cao 62,8%.

Các biến chứng hay gặp sau chấn thương đụng dập là vêm MBĐ chiếm 55,3%, đục TTT chiếm 63,2%, tăng nhãn áp chiếm 28,9%.

2. Đánh giá kết quả điều trị đứt chân mống mắt

Trong 38 mắt nghiên cứu có 18 mắt điều trị nội khoa chiếm tỷ lệ 47,36%, 20 mắt phải can thiệp bằng phẫu thuật chiếm tỷ lệ 52,64%. Trên một mắt bị tổn thương đứt chân mống mắt sau chấn thương đụng dập nhãn cầu có

thể gặp một hay nhiều tổn thương phối hợp vì vậy có thể thực hiện nhiều phẫu thuật khác nhau cùng một lúc hay những lần riêng biệt.

Ngày nay nhờ có trang thiết bị hiện đại, trình độ phẫu thuật viên cũng được nâng lên nên thị lực hồi phục sau phẫu thuật tăng cao chiếm tỷ lệ 55% (Trước phẫu thuật thị lực không hữu ích chiếm 85%, sau phẫu thuật thị lực không hữu ích chỉ còn 30% ), do kết hợp với phẫu thuật đặt IOL. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rất khó đạt được sự hoàn hảo về vị trí, kích thước, hình dạng đồng tử sau phẫu thuật. Kết quả theo dõi sau 3 tháng phẫu thuật cho thấy, đồng tử ở trung tâm chiếm tỷ lệ 85%, đồng tử lệch tâm chiếm 15%. Đường kính đồng tử sau 3 tháng đa số từ 4-5 mm chiếm tỷ lệ 80%. Hình dạng đồng tử tròn sau 3 tháng chiếm tỷ lệ 60%. Có phản xạ với ánh sáng sau 3 tháng chiếm tỷ lệ 50%.

Về kỹ thuật khâu chân mống mắt theo phương pháp kín thì thời gian đặt chỉ lâu hơn nhưng độ an toàn cao và ít biến chứng. Với những trường hợp cần phẫu thuật phối hợp với các phẫu thuật khác thì phương pháp mở nhãn cầu, khâu chân mống mắt trên 2 bình diện cũng cho kết quả tốt, tránh các biến chứng kẹt mống mắt vào mép vết mổ. Vì vậy nghiên cứu bước đầu trên 20 mắt cho kết quả chân mống mắt kín chiếm tỷ lệ 85%.

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Tiếp tục nghiên cứu trên số lượng lớn hơn bệnh nhân bị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu. Theo dõi thời gian lâu dài hơn để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật.

Đánh giá tình trạng biến đổi góc tiền phòng trên các bệnh nhân được phẫu thuật khâu chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu.

bản Y học, Tr 24-26.

2. Phan Dẫn, Phan trọng Văn (2004),Bỏng và Chấn thương”. Nhà xuất bản Y học. Tr 76-80.

3. Nguyễn Thị Đợi, Đinh Văn Sỹ (2002) “ Nhận xét lâm sàng về tổn hại thị thần kinh do chấn thương đụng dập nhãn cầu”. Tạp chí nhãn khoa số2. Tr 3-6.

4. Nguyễn Thị Đợi (1994), “ Xuất huyết tiền phòng và kết quả điều trị”,

Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,2, Tr 67-71.

5. Lê Công Đức (2002), “Nghiên cứu lâm sàng và điều trị sa lệch thể thủy tinh do chấn thương đụng dập nhãn cầu”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại hoc Y Hà Nội.

6. Hoàng Hải (2001), “ Đánh giá tổn thương góc tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng phương pháp soi góc”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Phan Đức Khâm (1997), “Nhãn khoa”. Nhà xuất bản Y học, Tr 271- 273.

8. Phan Đức Khâm (1994), “Chấn thưong Mắt”. Bách khoa thư bênh học, Tập 2. Nhà xuất bản Y học, Tr 209-211.

9. Phan Đức Khâm (1972), “ Căn nguyên tăng nhãn áp thứ phát sau chấn thương trực tiếp vào nhãn cầu”, Bản tin nhãn khoa thực hành, 2 ,Tr 27- 28.

10. Phan Đức Khâm (1969), “Điều trị đứt chân mống mắt bằng phẫu thuật”, Tạp chí Y học quân sự, 128, Tr 24-28.

11. Lê Đỗ Thùy Lan và cộng sự (2008), Nghiên cứu kỹ thuật khâu tạo hình đứt chân mống mắt do chấn thương. Tạp chí nhãn khoa số 2. Tr 3-4.

12. Vũ Kỳ Mạnh (2008), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu chấn thương đụng dập nhãn cầu tại Bệnh viện Mắt Trung ương”. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

13. Phan Văn Năm (2008), “ Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị xuất huyết tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu tại khoa mắt BV trung ương Huế”. Tạp chí nhãn khoa số 8. Tr 68-69.

14. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1996) “Giải phẫu Mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác”. Nhà xuất bản Y học, Tr 80-84.

15. Nguyễn Thị Anh Thư (1992). “Tổn hại mống mắt do chấn thương và phương pháp xử lý bằng vi phẫu thuật”. Luận văn phó tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Vấn (2000), “ Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu”, Nội san nhãn khoa, 3, Tr. 49-54.

Tiếng Anh

17. Alper MG (1963), “Contusion angle deformity and glaucoma” , Arch.

Ophthalmol., 4 ,69, pp. 455-721.

18. Becker SC (1972), “Clinical gonioscopy A text and stereoscopic atlas”

,The C.V. Mosby Company, Saint Louis.

19. Blanton FM (1964), “Anterior chamber angle recession and secondary glaucoma”, Arch. Ophthalmol, 12, 72, pp. 39-43.

20. Chang S, Coll GE (1995). “Surgical technique for repositioning a dislocated intraocular lens, repair of iridodialysis”, Am J Ophthalmol

21. Duke Elder St (1972), “Concussion effects on the anterior segment”,

in System of Ophthalmology t. 14, pp. 89-110.

22. Edwards WC, Layden WE (1976), “Traumatic hyphema”. A report

of 184 consecutive cases. Am J Ophthalmol. 95 pp. 110-116.

23. Erakgun T, Kskaloglu M, Kayikcioglu O (2001). “A simple closed chamber technique for repair of traumatic iridodialysis in phakic eye”.

Ophthal Sur Lasers, 31, pp. 83-85.

24. Trob (1974), “Injuries of the eye”. Am J Ophthalmol. 59. pp 1006- 1008.

25. Mooney D (1973), “Angle recession and secondary glaucoma”, Brit.J.

ophthalmol., 57, pp. 608-612.

26. Michael E (2000). “Repairing the iris”. Review of Ophthalmology.

27. Pramod Bhende (2000). “Closed chamber Iridodialysis repair using a needle with a distal hole”. J cataract refract surg, Vol 26, pp 1267-8. 28. Pettit T H, Keates EU (1963), “Traumatic cleavage of the chamber

angle” , Arch. Ophthalmol., 4,69, pp. 438-444.

29. Zeiter JH, Shin DH, Shi DX (1993). “A closed chamber technique for repair of iridodialysis”. Ophthamol surg, 24, pp 476-480.

30. Wolff M, Zimmerman LE (1962), “Chronic secondary glaucoma associated with retrodisplacement of iris root and deepening of the anterior chamber angle secondary to contusion” , Am J Ophthalmol. 7, 54, pp. 547-562.

31. Wachler BB, Kkrueger RR (1996). “Double- armd Mccannell suture for repair of traumatic iridodialysis”. Am j Ophthalmol, 122. pp.109- 110.

Tiếng Pháp

32. Bec P (1979), “Le′s traumatismes de l uvee”. J.Fr.Opht. 12 : 749-762. 33. Burillon C. et Gain Ph. (1993), “Traumatologie du segment anterieur

de l′oeil” , EMC Ophtalmologie, 21-700- A-10, pp. 21-22.

34. Burillon C (1994), “La traumatologie de l′angle irido- corne′en” , L′

angle irido- corne′en et sapathologiw, Bull. Soc. Fr. Ophtalmol, 11, pp.

165-184.

35. Bron A, Aury P, Salagnac J, Roth A, Royer J (1989), “Le syndrome contusif pre′- e′quatorial” , J. Fr. Ophtalmol., 3, pp.211- 220.

36. Boudet C (1979), “Plaies et contusions du segment anterieur de l′oeil” , Socie′te′ fransaise d′ophtalmologie.

37. Cordier J, Reny A, Raspiller A (1971), “Contusion oculaire et resesceession de l′angle irido- corne′en”, Bull. Soc.Fr.Ophtalmol, 4, pp. 472-475.

38. Demailly Ph et al (1971), “Les prostaglandines en ophthalmologie”.

Arch. D Ophtalmot. 31(1) . PP. 53-62.

39. Demailly Ph, Offret H, Kopel J (1971), “Aspects cliniques et pronostic des glaucomes post- contusifs rencontre′s dans le service de l′hotel- Dieu” , Bull. Soc. Fr. Ophtalmol, 11, pp. 950-953.

40. Guillaumat L, Bechetoille A, Chatellier P (1971), “Recul traumatique de l′angle, aspects gonioscopiques”, Bull . Soc. Fr

Ophtalmol, 7-8, pp. 757-760.

41. Hamard H, Lefransois A (1984), “Traumatologie de l′angle irido- corne′en”, Encycl. Med. Chir. Ophtalmol, 21700 A40, 4 ,3 pages.

42. Henkind P, Starita R, Tarrant T (1987), “Atlas des glaucomes” , pp. 11, 8-9, 36-38, 54-55.

43. Meur G (1976), “Les traumatismes de l′uvee”. Arch.d Ophtalmol. 36 .pp. 349-352.

44. Metge P et al (1975) “ Irido-dialyse and cyclodialyse trau-matique” .

Bull.Soc. Ophtalmo. France 88, pp 661-668.

45. Roth A , Royer J , Gainet F, Rousse C (1972), “Le syndrome contusif pre′e′quatorial” , Bull. Soc. Fr. Ophtalmol, 11, pp. 1065-1072.

Hình nh bnh nhân trước phu thut và sau phu thut

H4: Hoàng Văn T. SBA: 5535/2010

Đứt chân mống mắt độ 2 trước phẫu thuật

H5:Hoàng Văn T. SBA: 5535/2010 Sau phẫu thuật khâu

chân mống mắt

H6: Lê Văn M. SBA: 9357/2010

Đứt chân mống mắt độ 1, lệch TTT trước phẫu thuật

H7: Lê Văn M.SBA: 9357/2010 Sau phẫu thuật khâu chân

z H8: Nguyễn Văn H. SBA:33338/2010 Đứt chân mống mắt độ 2, trước phẫu thuật H9: Nguyễn Văn H. SBA: 33338 Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt H10: Vũ Bàng Đ. SBA: 4948/2010 Đứt chân mống mắt độ 1, đục lệch TTT trước phẫu thuật H11: Vũ Bàng Đ. SBA: 4948/2010 Sau phẫu thuật

H12: Đứt chân mống mắt độ 1 Sau phẫH13: u thuậĐt khâu chân mào Văn V ống mắt, đồng tử méo, lệch tâm

H14: Nguyễn Văn K

Đứt chân mống mắt độ 2 Sau phH15: Nguyẫu thuật khâu chân mễn Văn K ống mắt, đồng tử méo, lệch tâm

PHIU THU THP THÔNG TIN I. Phần hành chính • Họ tên bệnh nhân:………. tuổi……Giới…...

• Nghề nghiệp: Trẻ em □ Học sinh □ Nông dân □ • Địa chỉ……….. • Sốđiện thoại: CD………..DĐ……… • Ngày vào viện ……….. ………. • Ngày mổ ………. • Ngày ra viện……… • Số bệnh án……… II.Bệnh sử • Tổn thương toàn thân………

• Hoàn cảnh chấn thương………..

• Tác nhân……….

• Thời gian đến viện sau chấn thương………...

III Khám bệnh khi vào viện. • Mắt bị chấn thương MP □ MT □

• Thị lực vv: MP MT

• Nhãn áp vv: MP MT

Góc đóng □ Góc hẹp □ Dính góc □ Lùi góc □ Góc bình thường □

• Các tổn thương phối hợp

- Giác mạc: Trong □ Phù □ Ngấm máu □

- Đồng tử: Tròn □ Méo □ Đường kính………….Phản xạ…….. - Tiền phòng Xuất huyết tiền phòng: Độ I □ Độ II □ Độ III □ Mủ tiền phòng Có □ Không □ Tyndal Có □ Không □ - Thể thủy tinh: Trong □ Đục □ Lệch TTT □ - Xuất huyết DK: Có □ Không □ - Tổn thương võng mạc Phù VM □ Xuất huyết VM □ Bong VM □

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu (Trang 76 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)