Đặc điểm của biến đổi góc tiền phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu (Trang 64 - 67)

Theo bảng 3.6, tỷ lệđứt chân mống mắt có phối hợp với tổn thương lùi góc chiếm tỷ lệ cao 62,8%, tiếp theo là dính góc tiền phòng chiếm tỷ lệ 34,28%. Theo chúng tôi tổn thương lùi góc chiếm một tỷ lệ cao có thể do đặc điểm giải phẫu : lực tác động vào vùng trong của thể mi có thể làm đứt chỗ bám của chân mống mắt vào thể mi hoặc tách các lớp cơ của thể mi. Còn dính góc tiền phòng thì có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các nguyên nhân làm cho mống mắt áp kéo dài vào vùng bè như : xẹp tiền phòng, thể thủy tinh căng phồng, lệch thể thủy tinh... Các yếu tố làm cho dính góc tiền phòng nặng lên là : sắc tố, máu trong tiền phòng, phản ứng viêm màng bồ đào. Vì thế các

tổn thương này chiếm tỷ lệ cao trong chấn thương đụng dập có đứt chân mống mắt là điều dễ hiểu. Như vậy khi có tổn thương đứt chân mống mắt thì cần phải khám xem có tổn thương góc tiền phòng đi kèm không, vì đây là nguyên nhân gây tăng nhãn áp thứ phát.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả : Hoàng Hải (2001) [6], lùi góc 62,5% (15/24 mắt), dính góc 33,3% (8/24 mắt). A. Bron (1989) [35], lùi góc 69,5%. Ngoài ra các tác giả C. Boudet (1993) [33], C. Burillon (1994) [34] cũng cho kết quả tương tự.

4.2.4 Đặc điểm biến chứng chấn thương đụng dập có đứt chân mống mắt

Có thể xuất hiện sớm ngay sau khi chấn thương hoặc muộn trong quá trình tiến triển. Những biến chứng này đều phức tạp và nguy hiểm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tổn thương đục thể thủy tinh chiếm tỷ lệ cao 63,2%, tiếp theo là viêm màng bồ đào 55,3%, tăng nhãn áp là 28,9%. Tỷ lệ này cũng gần phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Hải (2001) [6], đục thể thủy tinh là 69,9%, tăng nhãn áp là 34,29%.

4.2.5.Tổn thương phối hợp ở bán phần trước nhãn cầu

Theo bảng 3.8, tỷ lệ lệch thể thủy tinh sau chấn thương đụng dập có đứt chân mống mắt chiếm một tỷ lệ cao 78,9%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Hải (2002) [6] là 74,75%. Nguyễn Thị Anh Thư (1992) [14], là 66,6%, nhưng lại cao hơn của Lê Công Đức (2002) [5]. Như vậy theo chúng tôi giữa tổn thương thể thủy tinh và tổn thương đứt chân mống mắt có liên quan với nhau, có thể do sự di chuyển của thể thủy tinh kéo theo sự biến đổi của chân mống mắt. Mặt khác vị trí lực tác động ở xích đạo thể thủy tinh và dây Zinn gây lệch thể thủy tinh cũng tác động lên chân mống mắt. Trên lâm sàng khi có đứt chân mống mắt cho phép nghĩ tới tổn thương lệch thể thủy tinh. Tùy mức độ tổn thương toàn bộ hay một phần dây chằng mà thể thủy tinh bị bật ra khỏi vị trí bình thường ( sa thể thủy tinh), hoặc một

phần (lệch thể thủy tinh). Sa lệch thể thủy tinh làm cho dinh dưỡng bị ảnh hưởng hay bị tổn thương bao thể thủy tinh dẫn đến thể thủy tinh bịđục.

Phù giác mạc chiếm tỷ lệ 63,2%, tổn thương này chiếm tỷ lệ cao sau chấn thương đụng dập nhãn cầu. Tuy nhiên do tính chất thường mất đi nhanh, thời gian đến viện của các bệnh nhân nghiên cứu của các tác giả khác nhau, hay có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau, do vậy tỷ lệ gặp cũng khác nhau ở các tác giả. Lê Đỗ Thùy Lan cùng cs (2008) [11] là 7,6%. Nguyễn Thị Anh Thư là 30,3% [15]. Lê Công Đức (2002) [5] là 74,71%. Đa số các trường hợp phù giác mạc đều được điều trị khỏi sau một thời gian bằng thuốc chống viêm, giảm phù nề kết hợp với điều trị nguyên nhân (cắt bè, lấy thể thủy tinh, chích máu tiền phòng...). Tuy nhiên có 2 bệnh nhân còn phù sau điều trị, trong đó có một mắt do chấn thương mạnh, máu tiền phòng nhiều và tiêu chậm, một mắt còn phù sau phẫu thuật bong võng mạc có bơm dầu nội nhãn.

Xuất huyết tiền phòng là hậu quả của tổn thương các mạch máu vùng rìa, củng mạc vùng xích đạo hay mống mắt thể mi, là dấu hiệu thường gặp sau chấn thương đụng dập nhãn cầu. Xuất huyết tiền phòng ở nhiều mức độ khác nhau thường phối hợp với tổn thương nội nhãn khác. Khi có máu trong tiền phòng thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng như : ngấm máu gác mạc, tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh, viêm màng bồ đào. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ xuất huyết tiền phòng gặp 68,4%, tỷ lệ này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả : A. Bron (1989) [35] là 69,5%. Hoàng Hải (2002) [6] là 70,67%, nhưng cao hơn Lê Công Đức (2002) [5] là 29,89%. Hầu hết các trường hợp xuất huyết tiền phòng được điều trị nội khoa, có 2 mắt máu tiền phòng nhiều, có dấu hiệu tăng nhãn áp nên phải phẫu thuật chích máu tiền phòng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)