Triệu chứng chủ quan ở nhóm phẫu thuật khâu chân mống mắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu (Trang 72 - 74)

Trước phẫu thuật chúng tôi gặp (2/20 mắt) song thị chiếm tỷ lệ 10%, chói sáng chiếm tỷ lệ cao nhất 35% (7/20 mắt), đau nhức không gặp mắt nào. Theo chúng tôi chói sáng gặp nhiều nhất là do sau chấn thương đụng dập có đứt chân mống mắt thì mống mắt bị tổn thương nhiều, giãn đồng tử và giảm hoặc mất phản xạ với ánh sáng vì vậy gây ra hiện tượng chói sáng. Sau khi phẫu thuật khâu chân mống mắt và theo dõi qua thời gian chúng tôi vẫn gặp 2 mắt có triệu chứng chói sáng chiếm tỷ lệ 10%. Theo chúng tôi những trường hợp mống mắt đứt rộng, thời gian đến viện sau chấn thương muộn, đây là lý do làm cho mống mắt mủn nát, cho dù có khâu chân mống mắt thì đồng tử vẫn giãn và phản xạ với ánh sáng kém. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của

Nguyễn Thị Anh Thư (1992) [15] gặp (4 /21 mắt) chiếm tỷ lệ 19%, sau phẫu thuật thì vẫn còn 2/21 mắt có triệu chứng chói sáng.

Song thị chúng tôi gặp (2/20 mắt), 2 mắt này có thị lực trên 0,6 và rách rộng ở vị trí khe mi. Sau phẫu thuật khâu chân mống mắt thì song thị đã mất hoàn toàn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thư (1992) [15], trước phẫu thuật có 2/21 mắt có song thị và sau phẫu thuật song thị một mắt đã mất hoàn toàn. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân vào viện có thị lực kém do có nhiều tổn thương phối hợp do vậy kể cả những trường hợp rách chân mống mắt rất rộng và nằm ở khe mi thì cũng không có biểu hiện song thị một mắt. Theo Zeiter cùng cộng sự (1993) [29] khi nghiên cứu kỹ thuật khâu chân mống mắt theo phương pháp tiền phòng kín ở một bệnh nhân 82 tuổi bịđứt chân mống mắt sau chấn thương đụng dập nhãn cầu có triệu chứng song thị một mắt, kết quả triệu chứng song thị một mắt đã hết hoàn toàn, đồng tử tròn và ở vị trí trung tâm, chân mống mắt đúng vị trí giải phẫu, tuy nhiên nghiên cứu chỉ nói đến kỹ thuật khâu chân mống mắt ở một bệnh nhân nên không có số liệu thống kê để chúng tôi có thể so sánh được.

Trước khi phẫu thuật tất cả các bệnh nhân được điều trị tình trạng viêm màng bồ đào ổn định nên trước phẫu thuật chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có triệu chứng đau nhức. Sau khi ra viện 15 ngày có 2/20 mắt còn triệu chứng đau nhức. Theo chúng tôi đây là tình trạng viêm màng bồ đào sau phẫu thuật, và những trường hợp này chúng tôi điều trị bằng nội khoa sau đó mắt cũng ổn định hoàn toàn.

4.3.3.4 Kết quả phục hồi giải phẫu chân mống mắt sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật chúng tôi thấy có 85% số mắt, chân mống mắt được khâu kín hoàn toàn, có 2 mắt chân mống mắt không kín hoàn toàn chiếm 10%, một mắt chân mống mắt bị nâng cao ở góc tiền phòng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Đỗ Thùy Lan cùng cộng sự (2008) [11],

chân mống mắt kín hoàn toàn chiếm 89,72%, chân mống mắt không kín hoàn toàn là 5,12%, chân mống mắt bị nâng cao ở góc tiền phòng chiếm 5,12%.

Trong 8 bệnh nhân khâu chân mống mắt theo phương pháp có nắp củng mạc chúng tôi thấy chân mống mắt được kín hoàn toàn và không có hiện tượng dính mống mắt vào sẹo mổ, trong khi đó, 12 bệnh nhân khâu chân mống mắt có phối hợp với lấy thể thủy tinh đặt IOL hoặc cắt bè thì chúng tôi thấy có (2/20 mắt) chiếm tỷ lệ 10% chân mống mắt kín không hoàn toàn trong đó có một mắt có độ hở rộng do đặt ít mũi chỉ và một mắt có độ hở ít như cắt mống mắt chu biên không gây lóa mắt cho bệnh nhân. Có (1/20 mắt) chân mống mắt bị nâng cao ở góc tiền phòng. Có thể do những bệnh nhân này chân mống mắt đứt rộng và ở vị trí phía mũi nên khi khâu khó có thể hoàn toàn khâu chân mống mắt đúng vị trí. Tuy nhiên mức độ nâng cao ở góc tiền phòng ít, chưa gây tăng nhãn áp.

Như vậy với độ đứt chân mống mắt nhỏ thì phục hồi chân mống mắt đơn giản và đạt độ kín, đứt chân mống mắt càng rộng thi khả năng phục hồi chân mống mắt càng khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị đứt chân mống mắt do chấn thương đụng dập nhãn cầu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)