Hệ số ROA ( Return on Asset)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 40 - 43)

TỶ LỆ NỢ XẤU, NỢ QUÁ HẠN CỦA EXIMBANK ĐỒNG NAI (2009 30/6/2012)

2.3.2.1. Hệ số ROA ( Return on Asset)

Bảng 2.4 : Chỉ tiêu ROA của Eximbank Đồng Nai giai đoạn từ 2008-2011 Năm Lợi nhuận ròng

(Triệu đồng) Tổng tài sản có (Triệu đồng) ROA 2008 5.912 315.699 1,87% 2009 14.926 631.646 2,36% 2010 24.519 1.288.216 1,90% 2011 45.473 1.967.000 2,31%

[Nguồn : Báo cáo tổng kết Eximbank Đồng Nai hàng năm]

Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy từ năm 2008 trở lại đây lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng. Đặc biệt năm 2011 lợi nhuận ròng 45.473 triệu đồng, tăng 85,5% so với kết quả kinh doanh năm trước, và hơn cả tổng lãi ròng của ba năm liền trước đó. Từ số liệu trên ta thấy lợi nhuận tăng là dấu hiệu tốt, nhưng để xét ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay khơng cịn phải dựa trên tốc độ tăng của lợi nhuận có tương ứng với tốc độ tăng của tổng tài sản có hay khơng.

Do đó ta đi phân tích tổng tài sản có của Eximbank trong giai đoạn 2008-2011, với sự hỗ trợ của vốn điều lệ thì tổng tài sản có của ngân hàng liên tục tăng. Nhưng ta thấy qua các năm tốc độ tăng của tổng tài sản và lợi nhuận khơng tương đồng. Mặc dù năm 2009 có lợi nhuận thấp nhưng lại có tỷ lệ ROA cao nhất trong 4 năm, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009 là cao nhất 2,36%, các năm còn lại ROA dao động từ 1,87% đến 2,31%. Hiện nay ROA của các ngân hàng hàng đầu Việt Nam ở mức 2% nên với kết quả này thì ROA của Eximbank Đồng Nai ở mức khá. Thực tế hiện nay tổng tài sản của chi nhánh ở mức khá so với các NHTM khác nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh lại chưa cao. Điều này cho thấy rằng các danh mục đầu tư của chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao, do đó chi nhánh cần có danh mục đầu tư hợp lý để thu được lợi nhuận tối đa, hay nói cách khác là ROA tăng cao.

Phần trên đây đã phân tích chỉ tiêu ROA thơng qua việc phân tích tổng thể về lợi nhuận và tổng tài sản có của Eximbank Đồng Nai. Để đánh giá ROA của ngân hàng một cách chính xác, đồng thời phát hiện ra những mặt yếu kém còn tồn động để có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả.

Các chỉ tiêu mở rộng ROA.

Bảng 2.5 : Tổng hợp chỉ tiêu ROA của Eximbank Đồng Nai giai đoạn từ 2008-2011

Chỉ tiêu ROA Thu nhập từ lãi/ Tổng tài sản có

Thu nhập ngồi lãi/ Tổng tài sản có Thuế TNDN/ Tổng tài sản có 2008 1,87% 3,14% -1,40% 0,13% 2009 2,36% 3,61% -1,31% 0,07% 2010 1,90% 2,47% -0,61% 0,04% 2011 2,31% 2,62% -0,34% 0,03%

[Nguồn : Báo cáo tổng kết Eximbank Đồng Nai hàng năm]

 Thu nhập từ lãi/ Tổng tài sản có

Đối với Eximbank Đồng Nai nói riêng và các NHTM nói chung thì khoản đóng góp lớn vào thu nhập là từ lãi cho vay. Gia tăng tín dụng là điều kiện cần thiết để gia tăng lợi nhuận, nhưng sự phát triển của tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu không được xem xét và kiểm soát chặt chẽ. Do vậy ngân hàng cần phân chia

nguồn vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhằm đem lại tối đa hóa lợi nhuận và cũng nên đa dạng hóa các sản phẩm hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.

Bên cạnh các khoản thu từ lãi cho vay cịn có sự đóng góp của các khoản thu khác như khoản thu từ hoạt động tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng hay việc đầu tư chứng khoán. Đối với khoản thu từ hoạt động tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng này đem lại hiệu quả về mức sinh lợi không cao nhưng lại tạo các mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý và các nghiệp vụ hỗ trợ khác, Eximbank Đồng Nai cũng không ngoại trừ trường hợp đó. Cịn việc đầu tư chứng khốn lại chưa được chi nhánh chú trọng vì mỗi loại chứng khốn cũng có mức độ rủi ro khác nhau. Để hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần phân tích kỹ từng chứng khốn trước khi đầu tư cũng như xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả.

Từ năm 2008-2009 và 2010-2011 tỷ lệ này thể hiện được quy luật tăng, mặc dù có giai đoạn bị giảm xuống nhưng ta vẩn thấy có dấu hiệu tốt trong việc sử dụng vốn, do đó cần đẩy nhanh tốc độ sử dụng vốn có hiệu quả hơn nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu này.

 Thu nhập ngồi lãi/ Tổng tài sản có

Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng đang cạnh tranh với nhau hết sức gay gắt thể hiện ở chỗ các Ngân hàng tăng cường mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao uy tín. Việc mở rộng này kèm theo việc gia tăng số lượng cán bộ công nhân viên, điều này sẽ làm gia tăng quỹ lương. Khi mở rộng mạng lưới chắc chắn chi phí về mua sắm trang bị vật chất, trích khấu hao tài sản cố định gia tăng, điều này đã góp phần rất lớn trong các khoản chi ngoài lãi. Mà hiện nay ngân hàng chưa áp dụng hệ thống ISO nên chưa chuẩn hóa hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn thống nhất nên sẽ dẫn đến sự quản lý lỏng lẻo giữa các đơn vị gây ra lãng phí. Do đó khơng chỉ quản lý ở những chi phí to lớn mà ngay những chi phí văn phòng phẩm nhỏ cũng cần được quản lý chặt chẽ.

Bên cạnh đó việc phát triển nhanh chóng của nghiệp vụ tín dụng, mà nghiệp vụ này chứa đựng rất nhiều rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phịng rủi ro. Chất lượng tín dụng càng xấu thì chi phí trích lập càng tăng làm gia tăng chi phí ngồi lãi, đây cũng được xem là chi phí bất hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Do đó ngân hàng cần hạn chế việc trích lập dự phịng bằng việc kiểm sốt

chặt chẽ cơng tác cấp phát tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro của các khoản cho vay.

Như ở trên ta thấy nguồn thu ngồi lãi ít và tăng chậm, trong khi đó chi phí ngồi lãi có xu hướng tăng rất cao, vượt xa tốc độ tăng của nguồn thu làm cho thu nhập ngoài lãi ngày càng giảm. Do đó nguồn thu ngồi lãi khơng bù đắp chi phí ngồi lãi nên thu nhập ngồi lãi mang số âm. Chính điều này làm chỉ tiêu thu nhập ngồi lãi /tổng tài sản có mang số âm, làm ROA giảm.

 Thuế TNDN/ Tổng tài sản có

Kể từ năm 2008 trở lại đây mức thuế suất áp dụng cho các TCTD là 25%, thời gian trước là 28% - 32%. Mức thuế này phụ thuộc vào quy định của nhà nước, thuế suất càng thấp sẽ tăng được các khoản thu nhập sau thuế hay nói cách khác là hiệu quả hoạt động của ngân hàng được gia tăng. Tỷ lệ thuế TNDN/tổng tài sản có càng cao thì ROA càng giảm nhưng tất cả các ngân hàng vẫn mong muốn điều này vì tỷ lệ này phù thuộc vào lợi nhuận trước thuế trong điều kiện giữ nguyên mức thuế suất. Do đó để xác định kết quả kinh doanh cần xem xét việc hạch toán kế toán theo đúng quy định, và các khoản chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)