TỶ LỆ NỢ XẤU, NỢ QUÁ HẠN CỦA EXIMBANK ĐỒNG NAI (2009 30/6/2012)
2.4.1. Phân tích mơi trường bên ngồi 1 Đối với nền kinh tế thế giớ
2.4.1.1. Đối với nền kinh tế thế giới
Năm 2011, kinh tế thế giới u ám vì khủng hoảng nợ công ở Châu Âu với mức độ nghiêm trọng của nó, cuộc khủng hoảng đã để lại nhiều hệ lụy khi kèm theo đó là cuộc khủng hoảng ngân hàng và tình trạng trì trệ trong tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước. Châu Âu suy giảm gây tổn thương cho các nhà máy ở Trung Quốc và kéo theo hoạt động khai thác mỏ sụt giảm ở Brazil. Khắp nơi trên thế giới, từ các nhà sản xuất ô tô cho đến các công ty công nghệ, doanh số bán hàng sụt giảm mạnh mẽ mà nguyên nhân chủ yếu nằm ở thị trường Trung Quốc và châu Âu.
Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với kinh tế thế giới. Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu vẫn còn trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển đứng ở mức cao, trong khi các nước đang phát triển và nhiều nước khác vẫn “đau
đầu” với bài toán lạm phát. Tuy nhiên, những điểm sáng đã bắt đầu xuất hiện trên bầu trời kinh tế u ám sau 6 tháng đầu năm 2012.
Ngân hàng trung ương Châu Âu giảm tỷ lệ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,75%, cho thấy rõ ràng khối này đang quuyết tâm hành động, kể cả việc khơi phục chương trình mua trái phiếu chính phủ hoặc bơm tiền vào các ngân hàng để gia tăng tính thanh khoản lâu dài.
Kinh tế Mỹ cũng đã có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ, đặc biệt là thị trường nhà đất, ngành xây dựng phục hồi, giá dầu thế giới giảm, giá trị nhà ở tăng cao và chi tiêu tiêu dùng được cải thiện sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Theo số liệu được Bộ thương mại Mỹ công bố hôm 2/7, chi tiêu xây dựng ở Mỹ đã tăng lên 0,9%, số đơn đặt hàng của nhà máy tăng 0,7% trong tháng 5. Lượng xe mới bán ra tại Mỹ tháng 6 tăng vọt, với mức tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.258.555 chiếc.
Nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều sự thay đổi. Trọng tâm kích thích tiêu dùng nội địa và sự bất ổn ở eurozone đang dẫn tới những biến đổi trong mọi mặt kinh tế của nước này, nhất là sản xuất và xuất nhập khẩu. Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại bởi ảnh hưởng từ kinh tế toàn cầu, và cũng bởi tăng trưởng thời gian qua “nóng” và cần hạ nhiệt để hướng tới sự ổn định bền vững. Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 của nước này tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Niềm tin của người tiêu dùng Nhật Bản tăng trở lại. Việc Nhật khởi động lại các nhà máy điện nguyên tử sẽ hỗ trợ thêm cho tăng trưởng kinh tế nước này trong thời gian tới, cho thấy nền kinh tế Nhật đang trên đà phục hồi đúng hướng. Việc đồng yên giảm 4% so với USD từ đầu năm tới nay, hiện giao dịch quanh mức 79,82 JPY/USD cũng khiến các nhà kinh doanh Nhật n lịng, vì hàng hố xuất khẩu của họ sẽ cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh hôm 28-29/6 của Liên minh Châu Âu (EU) được xem là hội nghị thành công nhất trong nỗ lực giải cứu khu vực từ khi eurozone lâm vào khủng hoảng nợ công. Các nhà lãnh đạo EU đã đồng thuận cho phép sử dụng quỹ cứu trợ trực tiếp giải cứu các ngân hàng đang gặp khó khăn mà khơng làm tăng thêm gánh nợ cho các chính phủ.
Đức, nền kinh tế đầu tầu eurozone bắt đầu chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng khu vực, tuy nhiên lạm phát giá tiêu dùng tháng 6 giảm xuống 1,7%, sẽ giúp chính phủ Đức có thêm nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ Bỉ phát hành lãi suất trái phiếu dài hạn đạt mức thấp kỷ lục 2,734% vào sáng 6/7, và đây là mức khiến các nhà đầu tư hài lòng, là tin tốt lành đối với uy tín của Bỉ trên các thị trường tài chính quốc tế.