TỶ LỆ NỢ XẤU, NỢ QUÁ HẠN CỦA EXIMBANK ĐỒNG NAI (2009 30/6/2012)
2.4.1.6. Yếu tố cạnh tranh
* Về thị phần kinh doanh:
Bảng 2.8 : Thị phần các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Tên Ngân hàng Huy động vốn Tín dụng Ghi chú
Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT Đồng Nai 22% 15%
Ngân hàng Ngọai Thương Đồng Nai 10% 11%
Ngân hàng Công Thương Đồng Nai 9% 10%
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Nai 4% 5%
Ngân hàng TMCP Á Châu 5% 6%
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 7% 5%
Ngân Hàng TMCP Đại Á 8% 7%
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà nội 5% 3%
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Đồng Nai 3% 4% Ngân hàng khác còn lại trên địa bàn Đồng Nai 27% 34%
Thị phần kinh doanh của Eximbank Đồng Nai về tất cả các dịch vụ đều đứng sau các ngân hàng TM quốc doanh, sau Ngân hàng ACB, Sacombank, Ngân hàng Đại Á. Thị phần của Eximbank Đồng Nai : Tín dụng đạt 4%, huy động vốn đạt 3%.
Eximbank Đồng Nai có 7 điểm giao dịch ít hơn các Ngân hàng ngân hàng TM Quốc doanh, ACB, Sacombank, ảnh hưởng nhiều đến công tác huy động vốn, hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Eximbank Đồng Nai có lợi thế về sản phẩm dịch vụ so với các ngân hàng thương mại trong tỉnh, nhưng do mới thành lập từ năm 2007 nên việc triển khai dịch vụ này chậm hơn các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Viettinbank, ACB, Sacombank.
Eximbank Đồng Nai đang có số dư nợ tập trung vào những doanh nghiệp lớn chiếm hơn 60% trong tổng dư nợ tín dụng đến 30/06/2012. Mặc dù Eximbank Đồng Nai đã triển khai chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhưng do truyền thống hoạt động và chưa có sự quyết tâm cao trong việc thực hiện chiến lược phát triển các dịch vụ bán lẻ nên Eximbank Đồng Nai chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của mình hướng về khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xét các yếu tố cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong tồn tỉnh thì các Ngân hàng TM Quốc doanh có lợi thế hơn trong tất cả các ngân hàng khác. Còn Eximbank Đồng Nai có lợi thế cạnh tranh đứng sau Ngân hàng ACB, và Sacombank.