1.2.1.1 .Các hoạt động chi trả DVMT Rở Châu Mỹ
1.2.2.1. Chính sách triển khai thí điểm
Năm 2008, tỉnh Sơn La và Lâm Đờng được Chính phủ chỉ đạo triển khai chính sách thí điểm chi trả DVMTR để tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phải chi trả DVMTR; thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các hoạt động kinh doanh du lịch.
Theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ (PES) đã được triển khai thí điểm tại 02 tỉnh Sơn La và Lâm Đờng với các loại dịch
vụ: điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mịn bời lấp và cảnh quan du lịch. Sau đó, theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ việc thực hiện chi trả DVMTR trên tồn quốc bắt đầu từ tháng 01/2011.
Luật Đa dạng sinh học được thông qua tại Kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khóa XII có quy định về tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đề cập đến các nguồn thu của PES.
Chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP được triển khai trong cả nước đang trở thành nguồn thu quan trọng cho BV&PTR với nguồn thu ổn định trên 1.000 tỷ đồng/năm (năm 2016 trở về trước), từ năm 2017 - 2019 mỗi năm trên 2.500 tỷ đồng tạo thêm động lực cho các chủ rừng trong việc bảo vệ rừng, đặc biệt là đối với người dân được giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp. Rừng là một bể chứa và hấp thụ các bon, phục hồi rừng tự nhiên (RTN) và trồng rừng mới thông qua quản lý bảo vệ tốt sẽ tăng khả năng chứa các bon của rừng và ngược lại mất rừng và suy thoái rừng do quản lý bảo vệ yếu kém sẽ làm giảm khả năng chứa và hấp thụ cac bon. Theo đánh giá của FAO, rừng Việt Nam vào năm 2010 có sức chứa 992 triệu tấn các-bon trong sinh khối tươi, sẽ có cơ hội tham gia thị trường các bon, và đây có thể là một ng̀n thu có triển vọng về DVMTR cho giai đoạn sau 2020, đặc biệt đối với rừng tự nhiên mới phục hồi và nghèo kiệt.
Mặc dù có khá nhiều hoạt động thí điểm được hỡ trợ bởi các nhà tài trợ cho loại dịch vụ thứ ba “lưu giữ carbon” (ví dụ, Lâm Đờng và Nghệ An) và dịch vụ thứ tư “cung cấp dịch vụ bãi đẻ, con giống tự nhiên, nguồn thức ăn và ng̀n nước từ rừng cho ni trờng thủy sản” (ví dụ: Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Bến Tre và Cà Mau), nhưng hầu hết các hoạt động thí điểm này vẫn đang trong giai đoạn thực hiện và các kết quả đầu ra chưa được tổng hợp. Vì vậy, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tiến hành các hoạt động thí điểm này thêm 2-3 năm và sẽ tổng kết các bài học trước khi ban hành khung pháp lý và các hướng dẫn cho cơ chế PES đối với các dịch vụ này.
Ngồi ra cịn loại hình Chi trả dịch vụmơi trường lưu giữ các-bon
Đối với dịch vụ lưu giữ carbon của rừng, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Hành động Quốc gia về Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua nỡ lực hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+). Việt Nam là một trong những quốc gia ủng hộ tích cực cho các hoạt động của REED+ và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình UN - REED và được Ngân hàng thế giới cam kết tài trợ cho dự án REDD+.
Việt Nam đã thông qua nghị định thư Kyoto vào năm tháng 9 năm 2002 do nước ta là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Tiếp đến là việc thiết lập cơ chế phát triển sạch quốc gia (CNA) dưới sự điều hành của Bộ Tài ngun và Mơi trường (MONRE). Chính phủ Việt Nam đã cố gắng thúc đẩy chương trình AR-CDM như một cách để phủ xanh 5,6 triệu hecta đất trống và cũng như một lựa chọn giải pháp về phát triển bền vững cho cộng đồng nông thôn nghèo ở Việt Nam. Dự án trồng rừng Cao Phong đã trở thành dự án CDM đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực này được Ban Điều hành CDM thông qua năm 2009. Dự án nằm trên địa bàn 2 xã là Xuân Phong và Bắc Phong của huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình, cách Hà Nội khoảng 100km về phía Tây. Tín chỉ các-bon của dự án này được tạo ra từ việc trồng Keo (Acacia mangium và Acacia auriculiformis) trên 365 ha đất bạc màu theo chu kỳ 15 năm. Tổng lượng các-bon do dự án tạo ra hàng năm là 2.665 tấn CO2 và dự án được đăng ký dưới dạng dự án CDM trồng rừng/tái trồng rừng quy mô nhỏ. Dựán được hỡ trợ tài chính bước đầu bởi Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và được thực hiện bởi Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm Sinh thái và Môi trường rừng, và Cục Lâm nghiệp (nay là Tổng cục Lâm nghiệp) thuộc BNN&PTNT (UNFCCC, 2011).
Chính phủ Việt Nam đã cam kết ở mức độ cao đối với REDD+ và hiện đang thiết kế một hệ thống chia sẻ lợi ích tổng hợp cho REDD+. Mục tiêu của Chính phủ là chuyển tồn bộ lượng giảm phát thải được chứng nhận thành khoản thu của REDD+ và phân phối một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả tới các đối tác địa phương, đặc biệt là những người hưởng lợi cuối cùng. Gần đây, Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới (World Bank) chấp nhận là thành viên của Quỹ đối tác các - bon ngành Lâm nghiệp (FCPF).
Sáng kiến REDD nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ việc bảo vệ không mất rừng và không suy thoải rừng được nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tích cực và thiết thực tham gia. Tiến trình thực hiện REDD+ có sự chỉ đạo quốc tế của các tổ chức LHQ hỡ trợ tài chính và kỹ thuật là thuận lợi cơ bản để Việt Nam tích cực tham gia nhằm lợi ích lâu dài và bền vững. Giai đoạn 1 đã cho kết quả nhiều kinh nghiệm, nhiều tổ chức cơ sở và kỹ thuật để áp dụng cho giai đoạn 2. Song cũng có nhiều thử thách khó khăn như về thể chế, chính sách đất đai quản lý cũng như trình độ kỹ thuật, dân trí đã được rút kinh nghiệm và khắc phục trong giai đoạn 1. Hy vọng rằng, nỗ lực của Việt Nam, với sự hỗ trợ đầy hiệu quả của các tổ chức quốc tế và trong nước, Chương trình sẽ đạt được mục đích giảm thiểu BĐKH, cải thiện đời sống và phát huy chức năng môi trường và phát triển bền vững của rừng.