Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 57)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các số liệu của Ban quản lý rừng, các Hạt Kiểm lâm, chủ rừng cũng như số liệu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan chủ quản) về diện tích rừng, các số liệu thống kê hàng năm.

- Kế thừa bản đồ hiện trạng rừng của các Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên, bản đồ quy hoạch liên quan.

- Kế thừa các số liệu điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của chính quyền địa phương trong tỉnh.

2.3.2. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận tìm hiểu Ban quản lý rừng và các cộng đờng trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Đánh giá sự tác động của chính sách đến sinh kế. Phân tích những thuận lợi khó khăn, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đến với sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

2.4.3. Phương pháp cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu

Phương pháp áp dụng cho nội dung 1: Đánh giá thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Bước 1. Tiếp cận và làm việc với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy thực thi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tìm hiểu và xác định diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ, đồng thời xem xét thống kê ng̀n kinh phí đã thu, chi trả cho dịch vụ môi trưởng rừng trong 3 năm gần đây của Quỹ thơng qua sổ sách, báo cáo; Tìm hiểu cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR qua lãnh đạo Ban quản lý rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường (BVMT) Hờ Núi Cốc và 18 cộng đồng trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Bước 2. Sử dụng công cụ phỏng vấn trực tiếp để đánh giá chính sách chi trả DVMTR bằng câu hỏi mở đối với ban quản lý rừng, cộng đồng bảo vệ rừng huyện

Võ Nhai, Ban điều hành Quỹ BV&PTR; Phỏng vấn đại diện 03 đơn vị sử dụng dịch vụ MTR là: cơ sở sản xuất thủy điện, nhà máy cung ứng nước sạch; Phỏng vấn 120 hộ dân cung cấp dịch vụ tại các thôn (bản) thuộc xã Lâu Thượng và xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.

Bước 3. Đánh giá khả năng áp dụng hệ số K (Hệ số K được xác định cho từng lơ rừng, làm cơ sở để tính tốn mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng).

Bước 4. Đánh giá tác động của chính sách về tính cấp thiết, kịp thời, tính phù

hợp, hiệu lực, hiệu quả.

Bước 5. Tổng hợp kết quả thu chi tiền DVMTR và phân tích số liệu.

Phương pháp áp dụng cho nội dung 2: Đánh giá tác động của chính sách chi

trả DVMTR đến sinh kế của người dân.

Đề tài lựa chọn 04 cộng đồng được chi trả DVMTR để khảo sát thực tế bằng phương pháp thảo luận nhóm và cơng cụ phân tích SWOT với mục đích để phân tích những thuận lợi trong cơng tác chi trả dịch vụ môi trường rừng; đánh giá thu nhập của người dân và mức độ tác động của chính sách... cụ thể mỗi xã tổ chức họp 1 buổi gồm các thành phần đại diện lãnh đạo xã; cán bộ địa chính nơng lâm, cán bộ Kiểm lâm địa bàn đối với công tác chi trả DVMTR và đề ra chiến lược một cách khoa học (Thông qua buổi tuyên truyền của Quỹ thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm tại 2 xã mỡi cuộc phỏng vấn có 30 người tham gia).

Tập chung vào các yếu tố sau:

- Đánh giá thu nhập của cộng đồng trong hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR.

- Tác động của chính sách đến phát triển kinh tế của người dân. - Tác động của chính sách đến ng̀n lực xã hội.

- Tác động đến kinh tế và thu nhập.

- Tác động đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. - Tiềm năng về chi trả DVMTR.

- Đánh giá ảnh hưởng của chi trả DVMTR đến thu nhập của người dân.

Phương pháp áp dụng cho nội dung 3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng.

- Cơ chế chi trả DVMTR và các mối quan hệ giữa các bên liên quan. - Các đối tượng phải chi trả DVMTR và những khó khăn.

- Đánh giá diện tích và tiềm năng chi trả DVMTR. - Cơng tác phối hợp thực hiện chính sách.

- Tìm hiểu khảo sát đánh giá nhận thức của cán bộ và người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện nay.

- Những ảnh tác động của chi trả DVMTR tới công tác QLBVR cũng như đời sống xã hội của cộng đồng được hưởng lợi:

+ Điểm yếu, mạnh trong công tác chi trả. + Điểm yếu, mạnh trong sử dụng quỹ.

Từ số liệu phỏng vấn tiến hành tổng hợp kết quả phỏng vấn. Mỗi câu hỏi trong phiếu phỏng vấn đều được tổng hợp ý kiến trả lời của người dân cũng như cán bộ, các nhà sử dụng dịch vụ...

Căn cứ vào thực trạng hoạt động thu, chi trả tiền DVMTR, ta có thể nhận thấy rằng, chính sách chi trả DVMTR tại các cộng đồng trên địa bàn huyện Võ Nhai có mang lại hiệu quả về mặt kinh tế hay sinh kế cho người dân hay không. Nguồn thu từ DVMTR đã hình thành một ng̀n tài chính mạnh, bền vững để đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của địa phương hay chưa.

Phương pháp áp dụng cho nội dung 4. Đề xuất giải pháp thiết thực nhằm triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng.

- Giải pháp về chính sách trong việc tăng ng̀n thu để chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân được cao hơn.

- Giải pháp chi trả để thực hiện tốt hơn nữa công tác chi trả DVMTR. - Giải pháp về phát triển kinh tế bền vững để nâng cao đời sống của người dân.

Chương 3

KẾT QUẢNGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN

3.1. Thựctrạngcông tác chi trả DVMTR trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh thành lập theo Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 là Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý các khoản ủy thác chi trả DVMTR và các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, chi trả DVMTR và hỡ trợ đầu tư cho chương trình bảo vệ và phát triển rừng; Hoạt động với ngun tắc khơng vì mục đích lợi nhuận và theo điều lệ của Quỹđã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số1852/QĐ- UBND ngày 20/9/2013.

3.1.1. Chức năng, nhiệm v ca Qu

3.1.1.1. Chức năng

(i) Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn chung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn. (ii) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng uỷ thác. (iii) Tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 05/2008/NĐ-CP. (iv) Thực hiện hỗ trợ vốn cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP. (v) Thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

3.1.1.2. Nhiệm vụ

(i) Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; ng̀n viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, uỷ thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; ng̀n tài chính hỡ trợ từ ngân sách nhà nước. (ii) Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỡ trợ đầu tư. (iii) Hỡ trợ tài chính cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án. (iv) Chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng được

hưởng ng̀n tài chính do Quỹ hỡ trợ. (v) Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán và kiểm toán. (vi) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc quy định.

* Tổng số biên chế, người làm việc: 10 người, trong đó: + Biên chế Viên chức: 05 người.

+ Hợp đồng 68: 02 người;

+ Hợp đờng khốn việc không thường xuyên: 03 người (Phụ thuộc nguồn thu của Quỹ để sử dụng hợp đờng khốn việc).

3.1.2. Diện tích và tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thái

Nguyên

3.1.2.1. Diện tích chi trả DVMTR

Năm 2017, 2018 và năm 2019, do chưa xây dựng được dự án xác định diện tích chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho nên, UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép thí điểm chi trả đối với 03 Ban quản lý rừng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 1 thành viên Lâm nghiệp Đại Từ; 02 UBND xã và 18 cộng đồng bảo vệ rừng tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ tự nhiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó chi cho 01 Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hồng và 18 cộng đờng bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Võ Nhai, cụ thể:

Bảng 3.1. Diện tích chi trả cho chủ rừng là tổ chức Nhà nước và các cộng đồng giai đoạn 2017 - 2019

STT Tên địa bàn Tên chủ rừng tích (ha) Diện 2017 2018 Chia ra các năm2019

1 Huyện Phú Lương BCH Quân sự huyện Phú Lương 2.490 830 830 830 2 Huyện Định Hóa BQL rừng ATK Định Hố 2.628 1.268 830 530 3 Huyện Đại Từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đại Từ 270 - - 270 UBND xã Cù Vân 200 - - 200 4

Huyện Đại Từ, Thị xã Phổ Yên và TP. Thái Nguyên

BQL rừng phòng hộ

BVMT Hồ Núi Cốc 3.748 1.804 1.304 640 5 Huyện Võ Nhai BQL Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 5.000 5.000 - -

Xã Lâu Thượng (06

cộng đồng) 2.344,0 - 1.172,0 1.172,0 Xã Phú Thượng (02

cộng đồng) 1.294,40 - 647,20 647,20 Xã Tráng Xá (03

cộng đồng) 329,60 - 164,80 164,80 Xã Liên Minh (02

cộng đồng) 410,00 - 205,00 205,00 Xã Phương Giao (06

cộng đồng) 858,00 - 429,00 429,00

Tổng cộng 19.572 8.902 5.582 5.088

Nguồn: số liệu Quỹ Bảo vệ và PTR năm 2019 3.1.2.2. Hình thức chi trả tiền DVMTR

Năm 2017, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên chi trả tiền DVMTR thông qua tài khoản ngân hàng đến các chủ rừng các chủ rừng là các Ban quản lý, từ đó các ban quản lý chi trả trực tiếp cho các cộng đồng và hộ gia đình. Năm 2018, năm 2019 đối với cộng đờng hình thức hình thức chi trả qua Viettel pay tức là chi trả trực tiếp chuyển tiền vào tài khoản cho các cộng đồng, để cộng đồng tự chủ động trong việc rút tiền và sử dụng tiền.

Bảng 3.2. Mức độ hài lịng đối với hình thức chi trả tiền DVMTR STT Tên đơn vị Hình thức chi trả Mức độ hài lòng Qua ngân hàng Qua ViettelPay RHL HL KHL 1 BQL rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường Hồ Núi Cốc

x x

2 Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Lương

x x

3 Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng

x x

4 Ban quản lý rừng ATK Định Hóa x x

5 18 Cộng đồng bảo vệ rừng x x

Qua bảng trên cho ta thấy các đơn vị chủ rừng rất hài lịng với hình thức chi trả tiền DVMTR hiện nay.

3.1.2.3. Tiềm năng chi trả DVMTR tại tỉnh Thái Nguyên

Từ năm 2017 - 2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên mới thu tiền từ dịch vụ môi trường rừng từ các nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sản xuất thủy điện và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch mỗi năm thu được 1,8 - 2,5 tỷ đồng.

Năm 2019, đang xây dựng dự án xác định lưu vực sông Công và lưu vực sông Cầu để năm 2020 thu thêm loại hình cơ sở sản xuất cơng nghiệp và cơ sở ni trờng thủy sản có sử dụng nước trực tiếp từ ng̀n nước. Quy rà sốt có 70 cơ sở sản xuất công nghiệp và 6 cơ sở nuôi trồng thủy sản là đối tượng phải chi trả tiền DVMTR số tiền dự kiến thu khoảng 2 - 3 tỷ đồng. Tăng số tiền thu từ 2 tỷ lên khoảng 4 đến 5 tỷ đồng. Chi trả cho 30.000 - 40.000ha rừng theo lưu vực sông.

Đánh giá: Để nâng nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng, quỹ

đã thành lập các tổ công tác, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về DVMTR. Ngồi ra, quỹ cũng tăng cường cơng tác tuyên truyền qua các buổi tập huấn về chính sách chi trả DVMTR, hàng năm phối hợp với các Hạt Kiểm lâm và Ban quản lý rừng và UBND xã, thị trấn tổ chức tập huấn thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho người dân. Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống, các đối tượng được hưởng lợi từ DVMTR đã chi trả tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp. Từ chính sách này thấy rõ mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa bên sử dụng và bên cung ứng DVMTR. Mặt khác, rừng trong vùng được hưởng chính sách chi trả DVMTR được bảo vệ tốt hơn, đời sống người lao động nghề rừng được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.

3.1.3. Hệ số K trong quá trình áp dụng giá chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên

Căn cứ Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng, trong đó có quy định cụ thể về việc áp dụng

hệ số K1, K2, K3, K4 xác định cho từng lơ rừng, làm cơ sở để tính tốn mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Cụthể: Hệ số K được xác định cho từng lơ rừng, làm cơ sở để tính tốn mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng. Có các hệ số K sau:

a) Hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, gồm rừng rất giàu và rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất giàu và rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo. Tiêu chí trữ lượng rừng theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

b) Hệ số K2 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mục đích sử dụng rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau

đây viết chung làỦyban nhân dân cấptỉnh) phê duyệt, gồm rừng đặc dụng, rừng

phòng hộ và rừng sản xuất. Hệ số K2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; 0,90 đối với rừng sản xuất;

c) Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo ng̀n gốc hình thành rừng, gờm rừng tự nhiên và rừng trờng. Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng;

d) Hệ số K4 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng theo mức độ khó

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)