Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

1.2.1.1 .Các hoạt động chi trả DVMT Rở Châu Mỹ

1.2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm

Thực hiện Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/4/2008 về việc thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng nhận được sự trợ giúp của tổ chức Winrock International qua Chương trình Bảo tờn đa dạng sinh học khu vực châu Á (ARBCP) của tổ chức này, còn tỉnh Sơn La được sự trợ giúp của Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ). Các đối tượng hưởng lợi được xác định là các cong ty cấp nước và nhà máy thủy điện. Tổng số tiền các công ty này chi trả bằng tiền mặt trong hai năm là 60,84 tỷ đồng ở tỉnh Sơn La (đã giải ngân 96,7%) và 107,81 tỷ đồng ở tỉnh Lâm Đờng (đã giải ngân 74%), tính đến năm 2012. Thêm vào đó, 9 cơng ty du lịch đã được xác định là đối tượng chi trả DVMTR. Tại Sơn La, tổng số hộ gia đình nhận chi trả là 52.000 hộ, với diện tích trung bình được chi trả là 7,54 ha rừng/hộ. Tổng diện tích thí điểm chi trả chiếm 66% tổng diện tích rừng của tồn tỉnh. Tại Lâm Đờng, ngồi các hộ gia đình cịn có các ban quản lý rừng, vườn quốc gia và cơng ty lâm nghiệp với vai trị là chủ rừng. Các chủ rừng này đã lên kế hoạch giao khoán và hợp đờng với các hộ gia đình để quản lý rừng. Tổng số hộ nhận chi trả là 9.870 hộ, với diện tích trung bình 21,24 ha rừng/hộ. Diện tích thí điểm chi trả chiếm 34,38% tổng diện tích rừng của tỉnh Lâm Đờng, tính đến 2012.

Bên trung gian chi tr DVMTR: Cả 02 tỉnh đều thành lập Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng (Quỹ BVPTR) và Ban giám sát chi trả DVMTR. Nhiều Sở ban ngành trong tỉnh đã tham gia vào quá trình này.

Qun lý tin chi tr DVMTR: tỉnh Lâm Đồng áp dụng cách chi trả gián tiếp.

Các đối tượng hưởng lợi từ DVMTR chuyển tiền tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR), sau đó quỹ BVPTR chuyển tiền tới các chủ rừng. Các chủ rừng chuyển tiền tới các hộ gia đình có hợp đờng giao khốn. Mức chi trả ở tỉnh Lâm Đồng thay đổi đối với từng lưu vực khác nhau. Năm 2009, mức chi trả nằm trong khoảng từ 10 đến 290 nghìn đờng/ha/năm. Năm 2010, mức chi trả tăng thêm từ 40 đến 130 nghìn đờng/ha/năm. Tỉnh Sơn La áp dụng hình thức chi trả trực tiếp trong năm 2009, nhưng đến năm 2010 thì chuyển sang chi trả gián tiếp: bên chi trả chuyển tiền cho Quỹ BV&PTR, sau đó quỹ BV&PTR chuyển tiền cho Ngân hàng Chính sách xã hội và cuối cùng ngân hàng chuyển tiền cho các chủ rừng.

Tác động ca chi tr DVMTR: Kết quả khảo sát ở thôn Liêng Bông (Lâm Đồng) và thôn Khua (Sơn La) (do ICRAF thực hiện) cùng với quá trình thảo luận giữa các bên liên quan đã cho thấy chi trả DVMTR giúp nâng cao đáng kể nhận thức của người dân về rừng và các DVMTR. Thu nhập từ quản lý bảo vệ rừng của các hộ nhận giao khoán ở Lâm Đồng đã tăng thêm 3-4 lần so với trước khi áp dụng chi trả DVMTR, trong khi ở Sơn La mức tăng không đáng kể. Các vụ việc vi phạm lâm luật có xu hướng giảm so với những năm trước khi áp dụng chi trả DVMTR, và chi trả DVMTR đã đem lại ng̀n tài chính mới (thay thế cho ngân sách nhà nước) để xã hội hóa việc bảo vệ và phát triển rừng.

Các vấn đề và tn ti ca chi tr DVMTR ti hai tỉnh thí điểm: tỉnh Lâm

Đờng áp dụng nguyên tắc “tiền chi trcho lưu vực A phải được chuyển cho lưu vực A” cho 3 lưu vực thí điểm là Đa Nhim, Đại Ninh và Đờng Nai. Vì thế mỡi lưu vực

có mức chi trả khác nhau và các hộ dân nhận được số tiền khác nhau mặc dù cung cấp DVMTR giống nhau. Ngoài ra, việc áp dụng hệ số K bằng 1, nghĩa là khơng có mức chi trả khác nhau theo loại rừng và chất lượng rừng, dẫn đến khơng khuyến khích nâng cao chất lượng rừng. Các hộ nhận khốn khơng có quyền chọn khu rừng hay loại rừng để quản lý. Do vậy các hộ nhận khoán bảo vệ các khu rừng gần nhất hoặc dễ tiếp cận nhất có lợi thế hơn so với các hộ phải bảo vệ rừng ở các khu vực xa do phải mất nhiều chi phí và cơng sức hơn.

1.2.2.3. Những trở ngại cho việc thực thi PES ở Việt Nam

Mặc dù chi trả DVMTR đã và đang là bước tiến trong việc góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững, tuy nhiên việc triển khai cịn có những trở ngại nhất định như: Thiếu ý thức về giá trị kinh tế của các dịch vụ mơi trường; Khó tạo ra thị trường cho bảo tờn; Khó thay đổi tập quán địa phương; Thiếu vốn và tín dụng để thành lập quỹ ban đầu; Quyền tài sản không rõ ràng; Thiếu sự trợ giúp về luật pháp do đó khả năng bắt buộc đối với người hưởng lợi thấp; Hệ thống tiền tệ của chính phủ phức tạp; Chưa tạo ra được một thị trường cạnh tranh hoàn hảo để mua bán các giá trị dịch vụ môi trường; Mức sống của người dân còn thấp, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh những thành công kể trên, vẫn cịn có một số hạn chế và bất cập trong q trình thực hiện như sau:

Có sự khác biệt về tổng số tiền thu được từ chi trả DVMTR giữa các tỉnh; Có sự khác nhau về mức chi trả cho mỗi ha rừng giữa các lưu vực sông trong một tỉnh và giữa các lưu vực sông của các tỉnh liền kề, dẫn đến thắc mắc trong các cộng đờng dân cư. Khơng có sự kết nối giữa thực hiện chính sách chi trả DVMTR với các hoạt động bảo vệ rừng nằm trong Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng đến năm 2020.

Thiếu sự phối hợp và liên kết giữa thực thi chính sách chi trả DVMTR và Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, trong khi cả hai đều có chung mục tiêu là bảo vệ rừng.

Cơng tác rà sốt tiến độ và xác định các khu rừng và chủ rừng phục vụ chi trả DVMTR còn chậm: Sau 10 năm, việc xác định rừng và chủ rừng vẫn còn là một hạn chế trong thực thi chính sách chi trả DVMTR. Mục đích là nhằm xác định vị trí, ranh giới, diện tích và hiện trạng của các khu rừng cung ứng DVMTR cần phải bảo vệ mà chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình và các hộ nhận khốn rừng. Tuy nhiên, số liệu hiện có khơng chính xác và có sự khác biệt lớn giữa bản đờ và thực tế ngồi thực địa.

Chưa có hướng dẫn về việc phân chia hay xác định chi trả DVMTR đối với du lịch và nước sạch, hay các dịch vụ môi trường khác: Chi trả DVMTR đã cơ bản được thực hiện cho 3 trong số 5 loại DVMTR quy trong Nghị định số 99/2010/NĐ- CP (thủy điện, nước sạch và du lịch). Trong đó, chi trả cho các dịch vụ liên quan quan đến thủy điện tương đối hoàn thiện, trong khi các dịch vụ liên quan đến du lịch

và nước sạch chưa được thực hiện đầy đủ do chưa xác định được ranh giới và diện tích rừng cung ứng dịch vụ cho các công ty nước sạch và du lịch. Các dịch vụ môi trường khác như các bon và cung ứng bãi đẻ cho nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện do thiếu tài liệu hướng dẫn.

Mức chi trả DVMTR còn thấp: Hầu hết các hộ gia đình nhận tiền chi trả DVMTR đều cho rằng mức chi trả quá thấp và không tương xứng với công sức họ bỏ ra để bảo vệ rừng. Giá điện và nước đã tăng lên nhiều lần nhưng mức chi trả DVMTR mới tăng từ 20 - 36 đồng/kwhđối với điện và 40 - 52 đồng/ m3đối với nước sạch. Mức chi trả liên quan đến dịch vụ thủy điện và nước sạch cần phải được điều chỉnh tăng hợp lý và tính theo tỉ lệ phần trăm của giá điện, nước. Ngoài ra, chúng ta không thể khẳng định được rằng chi trả DVMTR là vì người nghèo vì đơn giản, chúng ta khơng có số liệu về việc có bao nhiêu người nhận tiền chi trả DVMTR là người nghèo so với số hộ giàu và trung bình, vì thế cần thu thập số liệu về những người nhận tiền chi trả DVMTR và mục tiêu của các hợp đồng chi trả DVMTR.

1.2.2.4. Những yếu tố cho sự áp dụng thành công PES ở Việt Nam

- Giải quyết tốt vấn đề xóa đói, giảm nghèo;

- Xác định rõ quyền và trách nhiệm của các nhóm tham gia; - Đánh giá, thu phí rõ ràng và sử dụng hiệu quả;

- Giảm thiểu chi phí giao dịch;

- Thiết kế để hoạt động ở các cấp từ trung ương đến địa phương có các ng̀n tài chính dài hạn độc lập.

1.2.2.5.T chc bmáy Ban điều hành qu BV&PTR t Trung ương đến địa phương A. Thành lp và hoạt động ca Qu Bo v và phát trin rng Vit Nam

* Nhiệm vụ của VNFF:

a) Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; ng̀n viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

b) Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án mà Quỹ có thể hỡ trợ kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Hỡ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, Quỹ BV&PTR cấp tỉnh hoặc các hoạt động phi dự án.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng trong việc quản lý và sử dụng ng̀n kinh phí do Quỹ hỡ trợ.

e) Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán, kiểm toán và báo cáo với Bộ NN&PTNT.

f ) Bảo tồn, phát triển ng̀n vốn của Quỹ và bù đắp chi phí quản lý. g) Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý Quỹ. h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao.

* Quyền hạn của VNFF:

a) Phân bổ kinh phí cho từng chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo kế hoạch hàng năm được duyệt.

b) Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thự hiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ hỡ trợ.

c) Đình chỉ, thu hời kinh phí đã hỡ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đờng dân cư thô vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

d) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.

* Tổ chức bộ máy của VNFF: Tổ chức của Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý Quỹ; Ban kiểm sốt và Ban điều hành Quỹ (Vẽ sơ đờ).

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Quỹ BV&PTR Việt Nam

Hội đồng quản lý Quỹ Các bộ phận nghiệp Vụ của VNFF BAN ĐIỀU HÀNH VNFF Ban

Kiểm soát Quỹ Quỹ BV&PTRcủa các tỉnh

Bộ NN&PTNT

a) Hội đờng quản lý Quỹ có 9 thành viên, do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT là Chủ tịch Hội đồng; các thành viên là đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp, các Vụ, Cục của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

b) Ban Kiểm sốt Quỹ gờm 3 thành viên, làm việc kiêm nhiệm, do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

c) Ban điều hành Quỹ đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp gờm Giám đốc Quỹ, 01 Phó giám đốc Quỹ, kế toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ.

B. Thành lp và hoạt động ca Qu Bo v và phát trin rng tnh

Tổ chức bộ máy của Quỹ tỉnh cũng giống như VNFF, Quỹ BV&PTR của tỉnh cũng bao gồm: Hội đồng quản lý Quỹ; Ban Kiểm soát Quỹ và Ban điều hành Quỹ.

a. Nhiệm vụ của Quỹ BV&PTR tỉnh * Theo Nghị định số05/2008/NĐ-CP:

- Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; ng̀n viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngồi nước; ng̀n tài chính hỡ trợ từ ngân sách nhà nước;

- Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư;

- Hỡ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động phi dự án; - Chỉ đạo, hướng dẫn đối tượng được hưởng ng̀n tài chính Quỹ hỡ trợ; - Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán và kiểm toán;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc quy định.

* Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP:

- Phối hợp với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng (bên phải trả tiền ủy thác về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng) xác định số tiền phải chi trả của từng đối tượng sử dụng dịch vụ theo kỳ thanh toán trên địa bàn.

- Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, là căn cứ để giám sát, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tiếp nhận tiền ủy thác của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng do Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam chuyển đến và tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng chuyển trực tiếp đến Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

- Thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng trên cơ sở số lượng và chất lượng rừng của các chủ rừng có xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn (đối với chủ rừng là tổ chức), có xác nhận của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ định (đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đờng dân cư thôn) và chi trả tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo đề nghị của các chủ rừng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra các chủ rừng trong việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thu chi tiền dịch vụ mơi trường rừng của địa phương hàng năm.

b. Quyền hạn của Quỹ

- Phân bổ kinh phí cho từng chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo kế hoạch hàng năm được phê duyệt;

- Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ hỡ trợ;

- Đình chỉ, thu hời kinh phí đã hỡ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đờng dân cư thôn vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan;

- Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.

* Về tổ chức bộ máy Quỹ bao gồm: Hội đờng quản lý Quỹ; Ban Kiểm sốt; Ban điều hành Quỹ và các phòng nghiệp vụ.

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Quỹ BV&PTR tỉnh Thái Nguyên

c. Ban điều hành của các Quỹ tỉnh

Hiện tại, Ban điều hành của các Quỹ tỉnh rất khác nhau về cơ cấu tổ chức và nhân lực, cụ thể:

Có Quỹ tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp quản lý như: Lao Cai, Kon Tum, Quảng Nam; Có Quỹ do Sở NN&PTNT trực tiếp quản lý như: Thái Nguyên, Điện Biên, Lai

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)