Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 56)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm kinh tế của huyện cách thành phố Thái Nguyên 37km, tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 83.923,14 ha, gờm 15 đơn vị hành chính 01 thị trấn và 14 xã. Diện tích có rừng là 62.689,50 ha chiếm 74% diện tích tự nhiên.

Huyện tiếp giáp với các địa phương khác như sau: - Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn);

- Phía Tây giáp huyện huyện Đờng Hỷ (Thái Nguyên); - Phía Nam giáp huyện Yên Thế ( Bắc Giang);

- Phía Đơng giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn);

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Võ Nhai tương đối phức tạp đời núi cao, bị chia cắt. Do vị

trí địa lý, tồn huyện được chia thành 3 tiểu vùng:

Tiểu vùng I. Gồm 4 xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả, La Hiên,

Phú Thượng, Lâu Thượng. Đây là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của huyện, tập trung các cơ quan Nhà nước. Dân số đông, lao động dời dào, trình độ dân trí cao, có hệ thống giao thông, thuỷ lợi thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái.

Tiểu vùng II. Gờm 5 xã phía nam: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Phương

Giao, Bình Long. Địa hình bát úp bị chia cắt bởi nhiều khe suối, sông và xen kẽ các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp với cây ăn quả, cây lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Tiểu vùng III. Gờm 6 xã phía bắc: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung,

Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Đặc điểm vùng này đất rộng, nhiều đồi núi khe suối thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâm nghiệp, du lịch sinh thái, di tích lịch sử.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

+ Khí hậu: Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình hằng năm 22,90 C. Từ thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao; nóng nhất là tháng 6, tháng 7 với nhiệt độ khoảng 27,90 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 39,50 C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 300 C (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sự phát triển cây trồng, vật ni. Biên độ ngày và đêm trung bình là 70C, lớn nhất vào tháng 10, khoảng 8,20 C.

+ Thủy văn: Nguồn nước trên địa bàn huyện Võ Nhai rất phong phú nhưng phân bố không đều, ngồi ng̀n nước mặt từ sơng, suối cịn có các mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vơi.

Võ Nhai có hai con sơng nhánh thuộc hệ thống Sông Cầu và Sơng Thương được phân bố ở phía Bắc và phía Nam huyện.

- Sơng Nghinh Tường có chiều dài 46 km bắt ng̀n từ dãy núi vòng cung Bắc Sơn - Lạng Sơn chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa rồi đổ ra Sông Cầu khoảng 40% chiều dài dịng chảy là vùng núi đá vơi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng.

- Sông Rong bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua Thị trấn Đình Cả, xã Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về Sông Thương.

2.1.1.4. Cơ sở hạ tầng

+ Giao thông: Trên địa bàn huyện Võ Nhai có tuyến quốc lộ 1B chạy qua nối với các huyện của tỉnh Lạng Sơn, tuyến đường liên tỉnh là đường nhựa, đường liên xã bao gồm cả đường nhựa và đường cấp phối, các tuyến đường liên thơn, xóm một phần đã được bê tơng hóa, phần cịn lại cũng được người dân sửa chữa. Nhìn chung huyện Võ Nhai có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi, có đường ơ tơ chạy đến trung tâm các xã. Huyện Võ Nhai đã và đang từng bước đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông nội vùng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, lưu thông trao đổi hàng hóa...

+ Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi với 105 cơng trình lớn nhỏ đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nơng nghiệp. Tuy nhiên chất lượng các cơng trình đang bị xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đờng thời kiên cố hóa lại các hệ thống kênh mương cịn lại, xây dựng thêm hờ chứa nước, các hệ thống tiêu lũ để đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nơng nghiệp và phục vụ cơng tác phịng chống chữa cháy rừng.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Tài ngun đất

Võ Nhai là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Thái Nguyên 83.910,83ha, nhưng tiềm năng đất đai sử dụng cho mục đích sản xuất nơng nghiệp khơng lớn, đất dành cho phát triển đô thị khan hiếm, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư, khu cụm sản xuất công nghiệp trong tương lai. Diện tích đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15%; đất đen: 935ha chiếm 76,6%; đất xám bạc màu 63.917 ha, chiếm 75,63% phân bố ở tất cả các xã trong huyện; đất đỏ 3.769,3 ha chiếm 4,49%; các loại đất khác 11.070 ha chiếm 16,65% diện tích đất tự nhiên tồn huyện.

2.1.2.2. Tài nguyên rừng

Võ Nhai có 62.689,50 ha rừng chiếm 74% so so với tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện tại tài nguyên rừng Võ Nhai còn nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, nhưng với chủ trương giao đất giao rừng cho dân, Nhà nước hỡ trợ vốn, vì vậy trong tương lai gần tài nguyên rừng trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện.

Bảng 2.1. Diện tích rừng và đất lâmnghiệp huyện Võ Nhai

TT Tên xã, thị trấn

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo QH 3 loại rừng (ha)

Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất 1 Liên Minh 4.409,50 2.151,15 2.258,35 2 Dân Tiến 2.818,44 2.818,44 3 Bình Long 1.645,40 1.645,40 4 Phương Giao 3.446,00 560,50 2.885,50 5 Cúc Đường 2.623,89 1.300,70 1.323,19 6 Thượng Nung 3.866,00 3.634,60 221,10 10,30 7 Lâu Thượng 2.363,00 2.014,00 349,00 8 TT Đình Cả 651,00 478,00 173,00 9 La Hiên 830,00 72,00 758,00 10 Phú Thượng 3.861,76 1.718,34 685,71 1.457,71 11 Tràng Xá 1.555,21 459,00 1.096,21 12 Sảng Mộc 10.458,70 2.892,05 4.085,87 3.480,78 13 Nghinh Tường 9.591,40 2.353,25 3.779,70 3.458,45 14 Thần Sa 9.537,30 5.683,90 2.588,41 1.264,99 15 Vũ Chấn 5.031,90 1.852,70 1.285,60 1.893,60 Tổng cộng: 62.689,50 19.913,54 17.903,04 24.872,92

2.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Kim loại màu: Gờm chì, kẽm tìm thấy ở xã Thần Sa, Cúc Đường…song quy mô trữ lượng nhỏ, không tập trung. Vàng sa khống có ở xã Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khống, hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn. Nhóm khống sản có trữ lượng lớn nhất kể đến là đá Cácbonnát bao gồm đá vơi xây dựng, đá vơi xi măng, Đơlơmít trữ lượng khoảng 200 triệu tấn.

Ngồi các khống sản trên, Võ Nhai cịn có nhiều loại đất sét làm gạch ngói, cát dùng cho xây dựng, đá dăm dùng làm đường giao thông… Tuy nhiên khống sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay khai thác chưa đáng kể, vẫn ở dạng tiềm năng là chính.

2.1.3. Dân số, nguồn nhân lực

Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và khu vực

Tổng số

Phân theo

giới tính Phân theo thành thị, nơng thơn Nam Nữ Thành thị Nông thôn I- Dân số (người)

2017 65.914 33.076 32.838 3.691 62.223 2018 66.340 33.290 33.050 3.715 62.625 2019 66.675 33.452 33.223 3.731 62.944

II- Cơ cấu (%)

2017 100 50,18 49,82 5,6 94,4 2018 100 50,18 49,82 5,6 94,4 2019 100 50,18 49,82 5,6 94,4 III-Tốc độ tăng (%) 2017 61 61 60 60 84 2018 65 65 65 65 65 2019 50 49 52 43 51

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai 2017-2018-2019

Năm 2019 theo báo cáo số liệu thống kê dân số của huyện Võ Nhai 66.675 nhân khẩu, bao gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: Người Tày chiếm 24%, người Nùng chiếm 21%; Người Kinh chiếm: 31%; Người dân tộc thiểu số khác chiếm: 24%. Dân số trung bình của huyện tăng bình quân 1,01%/năm. Dân số trong

độ tuổi lao động của huyện Võ Nhai là 45,774 người, chiếm 68,6% dân số tồn huyện, lao động nơng nghiệp 35,049người. Hơn 80% số lao động chưa được qua đào tạo, hầu hết dân số sống ở nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, số lao động tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp.

Tỷ lệ dân số nam và nữ của huyện không biến động nhiều trong những năm qua, dân số nữ chiếm 49,8% và dân số nam là 50,2%. Giống như hầu hết các tỉnh trong vùng, dân số hoạt động nông nghiệp của huyện Võ Nhai rất lớn chiếm gần 60% dân số của huyện. Chất lượng dân số huyện ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Dân số của huyện tính đến hết năm 2019 là 66.675 người. Trong đó 33.452 là nam chiếm 50,2%, nữ là 33.223 người chiếm 49,8%; Dân số thành thị là 3.731 người chiếm tỷ lệ 5,5%, dân số nông thôn là 62.944 người, chiếm tỷ lệ 94,5% tổng dân số.

Theo số liệu thống kê năm 2019 dân số trong độ tuổi lao động có 45.774 người chiếm 68,65% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 43,469 người chiếm 65,19%, lao động chưa có việc làm có 2.305 người chiếm 3,4% tổng lực lượng lao động. Trong số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân: lao động nơng, lâm nghiệp có chiếm 80,6 %; lao động cơng nghiệp, xây dựng, vận tải chiếm 4,5% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 14,8%. Hiện nay số người cần giải quyết việc làm hàng năm khoảng trên 1.000 người. Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động khu vực.

Nguồn lao động ở đây chủ yếu là lực lượng lao động tại chỗ và nội vùng, do đó phát triển đa dạng loại hình hoạt động sản xuất sẽ hạn chế tình trạng di cư của dân địa phương và thu hút lao động từ các địa phương khác. Từ năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhà máy Sam sung tại khu cơng nghiệp n Bình thị xã Phổ Yên cũng đã thu hút và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện, tăng thu nhập cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)