Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 84)

S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)

- Luật Lâm nghiệp năm 2017 tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện chi trả DVMTR.

- UBND tỉnh đã chỉ đạo kịp thời đến các Sở ban ngành có liên quan để phối hợp triển khai có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR.

- Diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh Thái nguyên là rất lớn, nhiều nhất là trên địa bàn huyện Võ Nhai (62.689/83.923ha) do vậy có đủ điều kiện để cung ứng các loại hình dịch vụ nhất là dịch vụ mơi trường rừng và cung cấp tín chỉ các bon.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể, nhất là

mức thu áp dụng đối với lĩnh vực du lịch, các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước dẫn tới triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc.

- Số tiền chi trả DVMTR còn thấp nên chưa thực sự là động lực khuyến khích người dân tham gia thực hiện chính sách. - Tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng dự án xác định lưu vực cung ứng DVMTR và lập bản đồ chi trả DVMTR cho nên chưa triển khai thu tiền đối với các đối tượng là cơ sở SX công nghiệp...

- Nguồn thu từ DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái Ngun cịn ít 2-3 tỷ/năm, trong khi đó ở ng̀n thu ở các tỉnh khác là rất cao

như: Điện Biên: 320 tỷ, Lai Châu 580 tỷ; Lâm Đồng 300 tỷ; Bắc Kạn 15 tỷ....

O (Cơ hội) T (Thách thức)

- Đảng, Nhà nước đã quan tâm và ban hành Luật, chỉ thị, nghị định để tiếp tục triển khai chính sách chi trả DVMTR nhằm xã hội hóa nghề rừng. - Chi trả DVMTR sẽ mang lại các ng̀n lực tài chính mới, ổn định làm giảm áp lực cho công tác QLBVR của ngân sách Nhà nước.

- Cơ hội kêu gọi các chương trình, dự án quốc tế nhằm thực hiện chi trả DVMTR bền vững.

- Tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng dự án xác định lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng và lập bản đồ chi trả DVMTR để có cơ sở thu tiền DVMTR đối với những đối tượng đang sử dụng DVMTR nhất là các cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở hấp thụ và lưu giữ các - bon của rừng trên địa bàn tỉnh.

- Nhu cầu về cung cấp tín chỉ các bon về rừng của các xã trên địa bàn Võ Nhai nói riêng và tồn tỉnh nói chung là rất lớn có thể đem lại ng̀n thu lớn từ loại hình này về tương lai.

- Chính sách chi trả DVMTR là chính sách mới và chưa có tiền lệ tại Việt Nam.

- Việc triển khai chính sách đến với các doanh nghiệp và để thu được tiền DVMTR theo đúng quy định sẽ gặp phải nhiều khó khăn một số doanh nghiệp có sử dụng DVMTR cố tình khơng chi trả tiền theo quy định.

- Mỗi cán bộ, lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát rừng phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được việc triển khai chính sách chi trả DVMTR đến các đối tượng sử dụng và cung ứng trên địa bàn tỉnh.

- Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng cũng cần được sự quan tâm của người dân, các cấp các ngành để có khả năng cung ứng được diện tích rừng ngày càng tốt hơn.

* Đánh giá chung: Sau 11 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với 9 năm triển khai thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo

vệ và phát triển rừng đã thực sự phát huy được vai trò quan trọng và là địa chỉ tin cậy trong việc huy động ng̀n tài chính mới, ổn định, bền vững cho bảo vệ phát triển rừng, góp phần gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, giúp cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đờng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi.

Đến nay, tồn quốc đã có 44 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; trong đó 42 Quỹ tỉnh đã ổn định bộ máy tổ chức. Các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là một mắt xích quan trọng, khơng thể thiếu trong việc thực hiện nhiệm vụ chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng từ bên sử dụng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng; huy động ủy thác nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đến nay đạt hơn 10.000 tỷ đờng, bình qn từ năm 2017 đạt trên 2.000 tỷ đồng/năm.

Tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm đã góp phần quản lý bảo vệ hơn 5 triệu ha rừng, chiếm khoảng 42% tổng diện tích rừng tồn quốc; góp phần hỡ trợ cho chủ rừng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng; hỡ trợ các Cơng ty Lâm nghiệp khi dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và hỡ trợ kịp thời cho hơn 410 nghìn hộ gia đình, cộng đờng với 86% là đờng bào dân tộc có điều kiện nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang khó khăn.

Đối với tỉnh Thái Nguyên Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được thành lập tại Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 7/6/2013, tháng 01/2015 tiến hành thu tiền DVMTR. Qua 05 năm hoạt động, Quỹ đã tích cực phối hợp với các Sở ban ngành, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng được: 43 lớp với 2.680 người tham gia; Phối hợp với các Sở ban ngành rà soát, thống kê cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ chi trả DVMTR và tiến hành các bước tuyên truyền, tổ chức các buổi vận động, đàm phán, thỏa thuận và đã ký kết được 04 hợp đồng với các đối tượng chi trả DVMTR. Tổng số tiền thu uỷ thác chi trả DVMTR từ năm 2015-2019 là: 7.221 triệu đồng. Đồng thời Quỹ đã uỷ thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng với tổng số tiền là 6.539 triệu đồng, tương ứng với hơn 5.575 - 7.000ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừnghàng năm.

3.5. Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm triển khai có hiệu quả chính sách

chi trả dịch vụ mơi trường rừng

của người dân

- Sớm hoàn thiện Dự án xác định lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng và lập bản đồ chi trả DVMTR để có cơ sở thu tiền DVMTR đối với những đối tượng đang sử dụng DVMTR nhất là các cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở hấp thụ và lưu giữ các - bon của rừng trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên rà sốt các đối tượng có sử dụng dịch vụ mơi trường rừng để tham mưu UBND tỉnh ra quyết định thu tiền DVMTR.

- Đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc nộp tiền DVMTR và các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

- Kịp thời xử lý các đối tượng sử dụng DVMTR không nộp hoặc chậm nộp tiền tiền DVMTR.

3.5.2. Giải pháp về chi trả DVMTR

- Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thiện Dự án xác định lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng và lập bản đồ chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Trả tiền không dùng tiền mặt, thông qua hệ thống chi trả điện tử Vitellpay minh bạch tiện lợi tránh rủi do.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chi trả tiền DVMTR của các tổ chức, chủ rừng và cộng đồng được hưởng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng. Kịp thời nhắc nhở và hướng dẫn các chủ rừng, cộng đồng thực hiện tốt hơn nữa công tác chi trả DVMTR.

3.5.3. Giải pháp về phát triển kinh tế bền vững

Mục đích của chính sách sách chi trả DVMTR là nâng cao chất lượng dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cộng đồng. Tuy nhiên qua đánh giá mức độ hài lòng của Ban quản lý và cộng đờng thì chính sách chi trả DVMTR có ít nhiều tác động đến các nguồn phát triển kinh tế. Trước đây những diện tích rừng này có nhận được hỡ trợ khốn BVR của Nhà nước song khơng thường xun, nay có chính sách này thì được hỡ trợ thường xun hơn. Qua tìm hiểu được biết tiền DVMTR ít tác động đến phát triển kinh tế của các hộ gia đình, chủ yếu là tăng vật chất cho cộng đờng như hỡ trợ tiền làm đường bê tơng xóm, sân nhà văn hóa, mua bàn ghế, âm ly loa đài nhà văn hóa để nâng cao vật chất trong sinh hoạt cộng đờng., song góp phần lớn vào cơng tác bảo vệ rừng của các gia đình và cả cộng đờng xóm, vì người dân

cùng xóm một khía cạnh nào đó họ cũng được hưởng lợi từ DVMTR nên họ cùng chung tay bảo vệ rừng. Có thể khẳng định đây là chính sách đúng đắn, góp phần tăng thu nhập cho người trực tiếp bảo vệ rừng và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn các xã được hưởng tiền DVMTR.

Kết quả điều tra đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR tại 18 cộng đồng trên địa bàn huyện Võ Nhai cho thấy các ng̀n lực này chỉ góp một phần rất nhỏ trong phát triển kinh tế của các hộ dân, đời sống và sinh kế của người dân chưa có sự chuyển biến rõ rệt.

Để thực sự đưa chính sách chi trả DVMTR vào cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người dân góp phần quản lý bền vững và đảm bảo sinh kếcho người dân làm ngề rừng đề tài mạnh dạn đề xuất một số nội dung sau:

Mt là: Ổn định sinh kế bn vững cho người dân

Để bảo vệ được rừng, chủ rừng (cộng đờng, hộ dân…) cần có được sinh kế bền vững, từ đó họ mới có thể yên tâm để bảo vệ rừng. Dựa vào Khung sinh kế bền vững ta thấy, để có được sinh kế bền vững cần tiếp cận năm nguồn vốn, (i) vốn con người, (ii) vốn tự nhiên, (iii) vốn tài sản vật chất, (iv) vốn tài chính, và (v) vốn xã hội, cần phải kết hợp các loại vốn này với nhau để từ đó xây dựng chiến lược sinh kế bền vững cho cộng đờng. Vì vậy, để chính sách chi trả DVMTR thành công, cần giải quyết được mối quan hệ giữa chủ rừng và sinh kế của họ. Nói cách khác phải tăng vốn con người như làm tăng quyền sở hữu rừng, nhận thức của người dân về bảo vệ rừng tăng lên: đối với vốn tài sản vật chất, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng tính cộng đờng trong bảo vệ rừng, tiến tới xã hội hóa nghề rừng; về vốn thiên nhiên, góp phần bảo vệ vẻđẹp cảnh quan và đa dạng sinh học và muốn bảo vệđược tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, trước hết phải bù đắp tương xứng cho họ để họ ổn định cuộc sống thì mới có thể bảo vệ được rừng.

Hai là: Kp thi h tr v chính sách cho cộng đồng

Xây dựng các chính sách hỗ trợ ưu tiên đặc biệt để cộng đồng vùng sâu, vùng xa cũng có cơ hội được tiếp cận thơng tin, tham gia vào quá trình giao dịch mua bán dịch vụ môi trường và được giao dịch tự nguyện trong khn khổ của pháp luật. Cần xây dựng chính sách hợp lý hỗ trợ cho những cộng đồng ở lưu vực có giá chi trả thấp hơn so với giá chi trả trung bình chung của tỉnh. Người dân phải được tham gia vào quá trình xây dựng quy định đánh giá, giám sát việc thực hiện chính

sách chi trả DVMTR của cộng đờng, từ đó khuyến khích các chủ rừng cung cấp dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó cần xây dựng chính sách đanh giá so sánh việc tham gia của các hộ vào công tác quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả khác nhau để có mức chi trả khác nhau, tạo động lực để bảo vệ rừng tốt hơn.

Ba là: Ứng dụng công nghệ thông tin trong chi trả DVMTR

Hiện nay, khoa học công nghệ đã và đang được áp dụng trên mọi lĩnh vực, vì vậy cần sớm đưa ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào chi trả dịch vụ môi trường rừng từ khâu nghiệm thu, giám sát hiện trạng rừng đến giám sát q trình chi trả đảm bảo cơng khai, b́nh đẳng, rõ ràng. Bên cạnh đó cần tập huấn cho cán bộ chuyên trách những kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin để công tác chi trả DVMTR ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾNNGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên tác giả luận văn rút ra một số kết luận sau: Việc thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng từ Trung ương đến địa phương

là thành cơng lớn của q trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, huy động hiệu quả, bền vững các nguồn lực xã hội cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp, giúp nâng cao trách nhiệm xã hội đối với tài nguyên rừng, nâng cao năng lực sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, tạo an sinh xã hội vùng sâu vùng xa. Trên cơ sở những ý kiến góp ý của đại biểu, nhất, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng, góp phần thực hiện thành cơng Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

Sau 5 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (2013-2018), Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên đã thực sự phát huy được vai trò quan trọng và là địa chỉ tin cậy trong việc huy động nguồn tài chính mới, ổn định, bền vững cho bảo vệ phát triển rừng, góp phần gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, giúp cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đờng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi. Đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2018 Quỹ đã phối hợp với các Sở ban ngành rà soát, thống kê cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ chi trả DVMTR và tiến hành các bước tuyên truyền, tổ chức các buổi vận động, đàm phán, thỏa thuận và đã ký kết được 04 hợp đồng với các đối tượng chi trả DVMTR. Huy động được 5.351.000.000 đồng từ thu ủy thác chi trả DVMTR và đã chi trả cho 4 đơn vị chủ rừng Nhà nước và 18 cộng đờng bảo vệ rừng với diện tích được chi trả từ 5.500 ha đến 10.000ha rừng/năm.

Luận văn đánh giá khái quát về chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và cụ thể tại 4 cộng đồng của 02 xã trên địa bàn huyện Võ Nhai qua đó xác định được chính sách chi trả DVMTR đã tác động lên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên qua nghiên cứu chúng có hiệu quả tác động trên 5 lĩnh vực cơ bản đó là: Ng̀n lực con người; Nguồn lực tự nhiên; Nguồn lực tài sản vật chất; Ng̀n lực

tài chính; Ng̀n lực xã hội hầu hết đạt mức trung bình hay nói cách khác được người dân hài lịng đón nhận chính sách này. Trong các ng̀n lực tác động thì đều chỉ ra có ảnh hưởng cơ bản đến nhận thức của cộng đồng về quản lý tài nguyên rừng, bên cạnh đó góp phần làm thay đổi nhận thức xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng.

Một số giải pháp đã được đánh giá cụ thể nhưng chưa nghiên cứu sâu cần tiếp tục được bổ sung và nghiên cứu.

Để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng trước hết cần làm tốt công tác chi trả DVMTR sao cho hiệu quả, công bằng, minh bạch tạo động lực cho các chủ rừng làm tốt công tác bảo vệ rừng. Muốn làm tốt cần có sự điều chỉnh các hoạt động của cộng đờng, chính sách và ứng dụng tốt cơng nghệ thông tin.

2. Khuyếnnghị

2.1. Đối vớiUBND tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)