Công nghệ chế tạo vật liệu nano của một số hợp chất có hoạt tính sinh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Công nghệ chế tạo vật liệu nano của một số hợp chất có hoạt tính sinh

Công nghệ nano trong chế tạo dạng hạt nano của một số hợp chất có hoạt tính sinh học đã góp phần nâng cao hoạt tính của các hợp chất, mở rộng tiềm năng ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Do đó, các hệ nano chứa các hợp chất sinh học tự nhiên ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và người tiêu dùng.

Để tổng hợp hệ hạt nano nói chung và hệ hạt nano trong y dược nói riêng

thường có hai phương pháp: top-down (từ trên xuống) và bottom-up (từ dưới lên)

[79].

Công nghệ top-down thường bắt đầu từ các tinh thể hoặc phần tử có kích thước cỡ µm trở lên, sau đó kích thước hạt được giảm đến cỡ nano mét bằng các kỹ thuật nghiền. Kỹ thuật nghiền khô thường không đủ để có thể thu được kích thước hạt nano, do đó trong đa số trường hợp người ta sử dụng phương pháp nghiền ướt. Nghiền ướt nghĩa là các hợp chất được phân tán trong dung dịch chất hoạt động bề mặt hoặc chất ổn định tạo thành một huyền phù micro. Huyền phù này sau đó được đưa vào máy nghiền có chứa các viên bi kích thước khoảng 0,2 đến 0,6 mm. Lúc này, các tinh thể sẽ được nghiền bởi các viên bi chuyển động va chạm nhau, từ đó thu được hệ phân tán nano.

Đối với kỹ thuật bottom-up thường bắt đầu từ các phân tử trong dung dịch, chúng kết tụ lại thành các phần tử có cấu trúc hoặc vơ định hình. Trong dược học, người ta thường hòa tan các hợp chất trong dung mơi sau đó thêm “đối dung mơi”

(anti-solvent) vào và các phân tử bắt đầu kết tụ. Để thu được hạt ở kích thước nano

với hình dạng cấu trúc mong muốn thì cần điều chỉnh các điều kiện lý hố và xúc

tác trong q trình hình thành cấu trúc và tránh tạo ra các phần tử có kích thước lớn

Phương pháp từ dưới lên (bottom-up) được phát triển rất mạnh mẽ vì tính linh động và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Phần lớn các vật liệu nano được chế tạo hiện nay sử dụng kỹ thuật này. Trong kỹ thuật bottom-up bao gồm nhiều phương pháp như: phương pháp vật lý, hóa học hoặc kết hợp cả hai phương pháp

hóa-lý.

Trong phạm vi của luận án, các vật liệu nano được chế tạo bằng kỹ thuật nhũ

tương hóa-bay hơi, có nghĩa là tạo một hệ phân tán cao của hai chất lỏng. Thành

phần chính của hệ gồm có một pha nội (pha hữu cơ) chứa hợp chất cần đưa về dạng

nano, một pha ngoại (pha nước) chứa chất bao bọc vi nang. Sau đó, phương pháp sấy phun hoặc phương pháp đông khô được áp dụng để tạo bột nano.

Ưu điểm chung của việc chế tạo các hợp chấtcó hoạt tính sinh học về

các dạng nano:

+ Cải thiện hoạt tính sinh học/sinh khả dụng; + Tránh độc hại/tác dụng không mong muốn; + Tăng cường độ ổn định, độ bền;

+ Bảo vệ hợp chất khơng bị biến đổi hóa học và vật lý.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)