Pycnogenol từ cây thông đỏ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

1.1.3. Pycnogenol từ cây thông đỏ

Thơng đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) thuộc lồi cây gỗ thường xanh, cao tới

20 m. Thân có vỏ màu hồng xám, phân nhiều cành mảnh, khi non màu lục. Lá mọc

so le, hầu như không cuống, cong hình cung, dài 2,5-3,5 cm, rộng 2-3 mm, xếp thành hai hàng. Cụm hoa đơn tính, khác gốc. Hạt hình trứng dài, nằm trong một vỏ hạt giả hình đấu khi chín mọng màu đỏ tươi, có cạnh, dài khoảng 6-7 mm [61, 62].

Trong y học dân gian Trung Quốc, thơng đỏ có tác dụng tiêu tích, trị giun

đũa, thơng kinh mạch và giảm đau [63]. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, cao lá khô và cao vỏ thông đỏ được biết đến như một thuốc an thần, thuốc kháng sinh, được sử dụng trong điều trị hen suyễn, viêm phế quản, động kinh, rắn cắn, bọ cạp đốt

[64]. Theo y học hiện đại, một trong những dịch chiết từ vỏ cây thông đỏ là pycnogenol được phát hiện có khả năng chống ung thư và có khả năng cô lập khối u

rõ rệt [65].

Thông đỏ xuất hiện ở một số nơi trên thế giới, nhưng lồi thơng đỏ đại dương của Pháp được coi là nguồn thảo mộc giàu pycnogenol, do đó pycnogenol thường được chiết tách từ vỏ cây thông đỏ của Pháp cho các ứng dụng dược phẩm và mỹ phẩm [66, 67].

Hình 1.10. Hình ảnh cây thơng đỏ 1.1.3.1. Cấu trúc và tính chất hóa lý 1.1.3.1. Cấu trúc và tính chất hóa lý

o Cấu trúc của pycnogenol

Pycnogenol chủ yếu bao gồm procyanidin (chiếm 65-75%) (Hình 1.11) và

epicatechin được công nhận là thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của con người.

Hình 1.11. Cấu trúc phân tử của procyanidin (thành phần chính của pycnogenol)

o Tính chất hóa lý của pycnogenol

Pycnogenol dạng bột màu nâu đỏ, mùi sá xị, dễ tan trong nước [69].

Hình 1.12. Pycnogenol dạng bột

Pycnogenol là một hỗn hợp flavonoid có khả năng chống oxy hóa và chống viêm nổi tiếng [70]. Hoạt tính chống oxy hóa của pycnogenol được nghiên cứu là gấp 50-100 lần so với vitamin E và khoảng 340 lần so với vitamin C [71]. Pycnogenol làm bất hoạt và trung hòa các gốc tự do- nguyên nhân chính gây ra các vấn đề lão hóa da. Ngồi ra, pycnogenol cịn giúp tái tạo và làm bền vững các

vitamin C và E. Điều đó có nghĩa là nó có thể tái sản sinh các vitamin C bị oxi hóa,

làm tăng hoạt tính enzym của hydroxylase prolyl [72].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)