Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về nanolycopen

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các hệ nano chứa một

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về nanolycopen

Năm 2014, nhóm tác giả YJ Chen và cộng sự đã nghiên cứu chế tạo các

micel lycopen, nhằm cải thiện độ hòa tan trong nước của lycopen. Kết quả thu được các micel lycopen dạng hình cầu với đường kính hạt trung bình nhỏ dưới 100 nm

(Hình 1.22) [95]. Đườngkínhhạt(nm) Th ể tí ch

Hình 1.22. Kích thước và hình thái hạt của micel lycopen: (A)- Giản đồ phân bố

kích thước hạt; (B)- Ảnh TEM [95]

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc chế tạo một số phân tử lycopen phân tán trong dung dịch. Hơn nữa, hàm lượng lycopen có trong

sản phẩm chỉ 0,37%. Do đó, tính hiệu quả và áp dụng thực tiễn của lycopen còn hạn chế.

Đến năm 2015, nhà khoa học Priscilla Pereira dos Santos và nhóm nghiên cứu đã tiến hành chiết tách và tinh chế lycopen từ quả cà chua. Sau đó hợp chất được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chế tạo sản phẩm lycopen được bao bọc bởi vi nang nano lipid (Lyc-LNC). Kết quả ảnh TEM và sự phân bố kích thước hạt DLS và LD cho thấy sản phẩm Lyc-LNC kích thước hạt 193 ± 4.7 nm và có tính đồng nhất trong huyền phù nano capsule [96]. Tuy nhiên, hàm lượng lycopen còn

lại trong sản phẩm nano Lyc-LNC sau 14 ngày bảo quản ở nhiệt độ thường là rất thấp 40%.

Cà chua

Tinhchếlycopen

Hệ thiết bịHPLC

Phanước Phahữu cơ

Dung dịch nano lycopen

Đánhgiáđộ ổn định của

viên nang nano lõi lipid

được nạplycopen nano capsule

Lycopen

Hình 1.23. Quá trình chế tạo và đánh giá sự ổn định của lycopen được bao bọc bởi

vi nang nano lipid [96]

Do sự phân hủy tương đối nhanh nên năm 2016, Dos Santos và cộng sự đã khảo sát và bảo quản nano Lyc-LNC ở điều kiện nhiệt độ lạnh 5oC. Khi đó, hàm lượng lycopen còn lại trong mẫu Lyc-LNC tăng lên. Sau 14 ngày, hàm lượng còn

lại của lycopen đạt 72%.

Cũng trong năm 2016, Y.N. Shariffa nghiên cứu ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt đến quá trình chế tạo, hình thái và tính chất của dung dịch nano

lycopen. Các chất hoạt động bề mặt được nhận định có ảnh hưởng trực tiếp tới hình thái học và tính chất của dung dịch nano lycopen. Theo đó, kích thước hạt nhỏ nhất và độ truyền qua cao nhất của dung dịch nano lycopen là khi sử dụng tween 80, sau đó là lecithin, natri caseinate và gum Arabic [97].

Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít cơng trình cơng bố chế tạo nano lycopen từ

nguồn nguyên liệu thiên nhiên nói chung, đặc biệt từ quả gấc nói riêng.

(a) (b)

Hình 1.24. Nano lycopen 5% [98]

Năm 2017, nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Thị Lệ Thủy có đề cập nghiên cứu chuyển đổi lycopen tinh thể về dạng nano phân tán trong nước với nồng

độ 1-10% và kích thước 200 nm [98]. Sản phẩm thu được ở dạng sền sệt chưa phải dạng bột mịn nano và hàm lượng lycopen có trong thành phẩm tương đối thấp chỉ

5% (Hình 1.24). Bởi vậy, ứng dụng thực tế của sản phẩm chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu chế tạo, xác định hình thái, cấu trúc, tính chất các hệ nano chứa một số hợp chất lycopen, resveratrol và pycnogenol (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)