Phương pháp tổng cộng chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không – ACC (Trang 54 - 163)

1. Lý do chọn đề tài

1.5.3.3 Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng thích hợp với việc xây lắp các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp có thể chia cho các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất ở các đội sản xuất rồi trừ đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ.

Công thức tính như sau:

Z = Dđk + C1 + C2 + … + Cn – Dck. Trong đó:

C1, C2,…, Cn: chi phí sản xuất ở từng đội hay từng hạng mục công trình. Trong kỳ báo cáo, ngoài việc tính giá thành cho các hạng mục công trình, công trình hoàn thành, kế toán còn phải tính giá thành cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao: Giá thành công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang Tổng chi phí phát sinh trong - Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối +

Đồ án tốt nghiệp 55 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Trong trường hợp: không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ hoặc chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì giá thành sản phẩm bằng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Ngoài ra, các Doanh nghiệp xây dựng cơ bản còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành khác như:

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 1.6 Các hình thức ghi sổ áp dụng

1.6.1 Khái niệm sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

1.6.2 Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán

Hình thức sổ kế toán là hệ thống sổ với trình tự ghi chép và quan hệ đối chiếu giữa các sổ trong hệ thống. mỗi đơn vị kế toán chỉ có duy nhất một hệ thống sổ kế toán cho mỗi kỳ kế toán năm và đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ áp dụng ở đơn vị.

Kế toán trưởng căn cứ vào quy mô hoạt động và trình độ nhân viên kế toán để lựa chon một trong những hình thức sổ kế toán: Nhật ký – Sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ, kế toán máy. Hình thức sổ kế toán mà đơn vị kế toán đã chọn phải được mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính.

1.6.3 Các hình thức sổ kế toán áp dụng 1.6.3.1 Hình thức chứng từ ghi sổ

- Nội dung: Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. Đặc điểm của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh đều phải thể hiện vào chứng từ ghi sổ và chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ cái. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dùng để quản lý chứng từ ghi sổ, vì chứng từ ghi sổ là các chứng từ rơi.

Đồ án tốt nghiệp 56 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Trong điều kiện kế toán thủ công, hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô không lớn, vì trong trường hợp này việc lập “chứng từ ghi sổ” giúp công tác kiểm tra, đối chiếu thực hiện thường xuyên hơn.

Sơ đồ 1.8:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ kế toán Sổ cái Sổ, thẻ kế toánchi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ quỹ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Đồ án tốt nghiệp 57 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Chứng từ gốc

NHẬT KÝ – SỔ CÁI Sổ, thẻ chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ

1.6.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái

- Nội dung: Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Nhật ký, Sổ cái và sổ chi tiết. Đặc điểm của hình thức này là chỉ có một sổ tổng hợp duy nhất là “Nhật ký – Sổ cái”. Việc ghi chép trên sổ này là kết hợp giữa ghi theo thời gian và ghi theo tài khoản, vì vậy hình thức này chỉ phù hợp với đơn vị quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản (vì hình thức này không cho phép nhiều người cùng ghi sổ tổng hợp). Trong điều kiện phù hợp, hình thức này phát huy ưu điểm: dễ làm, dễ đối chiếu (do Nhật ký – Sổ cái còn có công dụng như một bản cân đối phát sinh)

Sơ đồ 1.9 :

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ – SỔ CÁI

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra 1.6.3.3 Hình thức Nhật ký chứng từ

- Nội dung: Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, sổ cái, sổ chi tiết. Đặc điểm của hình thức này là sử dụng Nhật ký chứng từ với nhiều sự kết hợp trong một quá trình ghi chép: kết hợp giữa

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đồ án tốt nghiệp 58 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Bảng kê

ghi chép hàng ngày với chuẩn bị số liệu để lập báo cáo cuối kỳ, kết hợp giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp… Nhật ký chứng từ là sổ tổng hợp hoặc kết hợp với chi tiết, được mở theo bên Có của tài khoản.

Với đặc điểm trên, hình thức này phù hợp với đơn vị quy mô lớn chưa có điều kiện kế toán máy. Trong điều kiện này, việc phân công cho nhiều người cùng ghi sổ là dễ dàng (vì nhật ký là sổ tờ rơi).

Sơ đồ 1.10:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNGTỪ

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra 1.6.3.4 Hình thức nhật ký chung

- Nội dung:Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ chi tiết và sổ cái.

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê

Đồ án tốt nghiệp 59 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49 Chứng từ gốc Sổ cái Sổ, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ

Đặc điểm của hình thức này là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều ghi vào Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đối với doanh nghiệp lớn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, ví dụ như thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng được tách riêng để ghi vào sổ nhật kí đặc biệt, còn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không thường xuyên được ghi vào sổ nhật kí chung, ví dụ như trích khấu hao, tính lương phải trả, kết chuyển và phân bổ chi phí, ….số liệu trên nhật kí chung được chuyển hàng ngày vào sổ cái, giúp cho việc thể hiện trên sổ cái được rõ ràng, mạch lạc hơn.

Hình thức này phù hợp với đa số các loại hình doanh nghiệp. SƠ ĐỒ 1.11:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Sổ quỹ NHẬT KÝ CHUNG Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc Sổ cái Sổ, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ quỹ

Đồ án tốt nghiệp 60 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra 1.6.3.5 Hình thức kế toán bằng máy vi tính

- Nội dung: Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay, nhưng phải đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính và sau khi khóa sổ trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển theo năm kế toán.

SƠ ĐỒ 1.12:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra In sổ, báo cáo cuối tháng Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loạicùng loại Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Phần mềm

Đồ án tốt nghiệp 61 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG – ACC

2.1 Tổng quan về Chi nhánh công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không – ACC không – ACC

2.1.1 Thông tin chung về Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình hàng không – ACC trình hàng không – ACC

- Tên Tổng công ty: Công ty TNHH MTV xây dựng công trình hàng không - ACC

- Tên giao dịch quốc tế: Airport construction one member Limited liability Company

- Tên viết tắt: ACC Co., Ltd

- Trực thuộc Quân chủng Phòng không - không quân / Bộ quốc phòng - Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước

- Ngày thành lập: Ngày 06 tháng 11 năm 1990

- Xếp loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp xây dựng hạng I (theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ)

- Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng, sản xuất và kinh doanh xi măng, kinh doanh dịch vụ.

- Trụ sở chính: 178 Đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Chi nhánh tại TP HCM: 14 Lam Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM - Điện thoại: (04) 38521545 - Fax: (84-4) 38537196

- Email: acc@viettel.com.vn

- Website: http:///www.acc-qp.com.vn - Vốn điều lệ: 300 tỷ đồng

Đồ án tốt nghiệp 62 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Chinh nhánh Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Hàng không - ACC MTV Xây dựng Công trình Hàng không - ACC

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra một thời kỳ phát triển cho đất nước ta. Đường lối tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng với quan điểm kết hợp quốc phòng với kinh tế, Bộ quốc phòng đã chủ trương sắp xếp lại lực lượng, xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị, một số ngành chuyên môn cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Ngày 06/11/1990, Bộ quốc phòng ra quyết định số 269/QĐ-QP thành lập Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không.

Tháng 10/1992, Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình Hàng không được tách thành hai đơn vị là Công ty xây dựng công trình Hàng không- ACC và Công ty thiết kế tư vấn xây dựng công trình hành không – ACC nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành.

Tháng 5/1996 Công ty xây dựng công trình Hàng không- ACC thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 09/09/2009 Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 4266/QĐ-BQP về việc chuyển Công ty xây dựng công trình Hàng không - ACC thành Công ty TNHH MTV xây dựng công trình Hàng không - ACC, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con.

Với gần 20 năm hình thành và phát triển, dựa vào mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty, với phương châm “Chất lượng – Tiến độ - Hiệu quả”, được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản, Chi nhánh ACC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả nhất định, coi chất lượng công trình vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho Chi nhánh tồn tại và phát triển.

Ngoài việc giữ vững thị trường truyền thống thì Chi nhánh đã mạnh dạn thử nghiệm và sản xuất kinh doanh thành công mặt hàng Bê tông thương phẩm. Đây là một mặt hàng đòi hỏi và áp lực rất cao tuy nhiên nhận thấy đây là một thị trường

Đồ án tốt nghiệp 63 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

tiềm năng- một thị trường mà gần như là độc quyền trên địa bàn TP. HCM nên càng kích thích Chi nhánh cố gắng vươn lên để khẳng định chính mình. Vừa sản xuất vừa thử nghiệm vừa tích cực tìm kiếm thị trường và khách hàng Chi nhánh đã cho ra đời một quy trình chuẩn gồm: Phòng thí nghiệm, Phòng kinh doanh, Bộ phận cơ giới, Tổ trạm trộn, Tổ vận chuyển, Tổ bơm bê tông lên nhà cao tầng, Tổ thí nghiệm đi theo quan sát… Bằng những bước đi vững chắc và thận trọng, họ đã dần tạo dựng được vị thế và uy tín để thương hiệu “Bê Tông ACC” khẳng định được chỗ đứng của riêng mình, các khách hàng tìm đến Chi nhánh ngày một đông và cũng đa dạng hơn. Chi nhánh Miền Nam trở thành nhà cung ứng Bê tông ngành xây dựng được các Chủ đầu tư, Nhà thầu xây dựng đặc biệt tin tưởng.

Với tinh thần tự lực tự cường, đi tắt đón đầu, chủ động tích lũy tái sản xuất, từ năm 1996 Chi nhánh ACC tại Miền Nam đề ra quyết sách đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại và những dây chuyền sản xuất thi công đồng bộ có công nghệ tiên tiến của thế giới như: Công nghệ máy trải đầm liên hợp bê tông xi măng ván khuôn trượt. Đây là công nghệ tiên tiến của thế giới đã được Chi nhánh áp dụng lần đầu tiên thành công ở Việt Nam năm 1996 trên công trình Sân đỗ máy bay A75 - Tân Sơn Nhất. Bước ngoặt về công nghệ mới này tạo năng suất cao không chỉ đã thay thế cho hàng nghìn lao động trong dây chuyền thủ công, mà còn tạo sự bứt phá về chất lượng sản phẩm, đến nay Chi nhánh có 25 chủng loại xe máy với 27 đầu xe máy; 3 dây chuyền công nghệ đồng bộ về thi công bê tông xi măng; bê tông nhựa nóng, thi công đất, máy khoan cọc đất, công nghệ thi công mặt đường bê tông nhựa polyme; xe bơm vữa bê tông thế hệ mới, cần cẩu tháp thi công nhà cao tầng. Năng lực của Chi nhánh hiện nay có thể cùng một lúc thi công có chất lượng nhiều công trình lớn, trên nhiều địa bàn, địa hình khác nhau. Không những thế trong nhiều năm qua Chi nhánh đã chủ động tiếp cận nhiều thị trường một cách rất tích cực và hiệu quả.

Đánh giá cao những thành tích Chi nhánh ACC đã đạt được trong những năm vừa qua, Bộ Xây dựng đã trao tặng 43 Huy chương vàng chất lượng cao cho 43 công trình Chi nhánh thi công, 10 năm liên tục (1997- 2006) được tặng cờ Đơn vị

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không – ACC (Trang 54 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)