Tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không – ACC (Trang 51 - 163)

1. Lý do chọn đề tài

1.5 Tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.5.1 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Giá trị sản phẩm dở dang Số lượng sản phẩm dở dang Chi phí định mức = Tỷ lệ phần trăm hoàn thành x x + Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp

dở dang đầu kỳ

Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Chi phí của khối lượng

xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ

Chi phí của khối lượng xây lắp cuối

kỳ theo dự toán = + Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ x

Đồ án tốt nghiệp 52 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp xây lắp, tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc theo từng công trình, hạng mục công trình với thiết kế khác nhau, đối tượng tính giá thành phụ thuộc vào thỏa thuận thanh toán khối lượng hoàn thành giữa doanh nghiệp xây lắp với bên giao thầu.

+ Nếu thỏa thuận thanh toán theo khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành có thiết kế dự toán riêng, có điểm dừng kỹ thuật rõ ràng thì đối tượng tính giá thành là khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.

+Nếu thỏa thuận thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì đối tượng tính giá thành là từng hạng mục công trình, công trình hoàn thành.

1.5.2 Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian mà bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành sản xuất cho các đối tượng tính giá thành. Cụ thể kỳ tính giá thành trong xây dựng cơ bản sẽ phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất và hình thức nghiệm thu bàn giao khối lượng hoàn thành.

− Với doanh nghiệp khai thác đá, sỏi, sản xuất cấu kiện bê tông, gạch, vôi… chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành là một tháng.

− Với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là công trình, vật kiến trúc thì kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian mà sản phẩm xây lắp được gọi là hoàn thành và nghiệm thu bàn giao cho bên A, có thể chia ra:

+ Với công trình nhỏ, thời gian thi công dưới một năm thì khi công trình hoàn thành doanh nghiệp mới phải tính giá thành sản xuất cho công trình đó.

+ Với công trình vừa, thời gian thi công trên một năm thì chỉ khi có bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng, được nghiệm thu bàn giao thì khi đó doanh nghiệp mới tính giá thành sản xuất cho bộ phận của công trình đó.

Đồ án tốt nghiệp 53 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

+ Với những công trình kéo dài trong nhiều năm mà không tách ra bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì từng phần việc xây lắp lớn đạt đến điểm dừng kỹ thuật có ghi trong hợp đồng giao nhận thầu thì sẽ được bàn giao thanh toán và doanh nghiệp sẽ tính giá thành sản xuất cho khối lượng bàn giao đó.

1.5.3 Các phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.

Khi đã xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với những chi phí đã tập hợp được, kế toán tổ chức tính giá thành theo phương pháp thích hợp.

Có các phương pháp tính giá thành sau:

1.5.3.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp:

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các công ty xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành.

Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi thời kỳ báo cáo và tính toán đơn giản, thực hiện dễ dàng.

Nếu sản phẩm dở dang không có hoặc quá ít và ổn định, không cần đánh giá thì tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ cho đối tượng tính giá thành ( C ) là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành ( Z ) tương ứng trong kỳ: Z = C.

Trong trường hợp chi phí tập hợp theo công trình nhưng giá thành lại phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế toán có thể căn cứ vào giá dự toán của từng hạng mục công trình và tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế để tính giá thành sản xuất thực tế cho từng hạng mục công trình.

Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i: Zi = Di × H.

Trong đó: Di: Giá dự toán của hạng mục công trình i.

Đồ án tốt nghiệp 54 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Nếu cuối kỳ giá trị của sản phẩm dở dang lớn, không cố định và cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó công thức tính giá thành sẽ là:

Z = C + ( Dđk – Dck ).

Với: Dđk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

1.5.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.

Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng đó.

1.5.3.3 Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này áp dụng thích hợp với việc xây lắp các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp có thể chia cho các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Để tính giá thành sản phẩm cuối cùng phải tổng hợp chi phí sản xuất ở các đội sản xuất rồi trừ đi chi phí thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ và cộng thêm chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ.

Công thức tính như sau:

Z = Dđk + C1 + C2 + … + Cn – Dck. Trong đó:

C1, C2,…, Cn: chi phí sản xuất ở từng đội hay từng hạng mục công trình. Trong kỳ báo cáo, ngoài việc tính giá thành cho các hạng mục công trình, công trình hoàn thành, kế toán còn phải tính giá thành cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao: Giá thành công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang Tổng chi phí phát sinh trong - Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối +

Đồ án tốt nghiệp 55 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Trong trường hợp: không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ hoặc chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì giá thành sản phẩm bằng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Ngoài ra, các Doanh nghiệp xây dựng cơ bản còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành khác như:

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 1.6 Các hình thức ghi sổ áp dụng

1.6.1 Khái niệm sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

1.6.2 Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán

Hình thức sổ kế toán là hệ thống sổ với trình tự ghi chép và quan hệ đối chiếu giữa các sổ trong hệ thống. mỗi đơn vị kế toán chỉ có duy nhất một hệ thống sổ kế toán cho mỗi kỳ kế toán năm và đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ áp dụng ở đơn vị.

Kế toán trưởng căn cứ vào quy mô hoạt động và trình độ nhân viên kế toán để lựa chon một trong những hình thức sổ kế toán: Nhật ký – Sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ, kế toán máy. Hình thức sổ kế toán mà đơn vị kế toán đã chọn phải được mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính.

1.6.3 Các hình thức sổ kế toán áp dụng 1.6.3.1 Hình thức chứng từ ghi sổ

- Nội dung: Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. Đặc điểm của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh đều phải thể hiện vào chứng từ ghi sổ và chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ cái. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dùng để quản lý chứng từ ghi sổ, vì chứng từ ghi sổ là các chứng từ rơi.

Đồ án tốt nghiệp 56 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Trong điều kiện kế toán thủ công, hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô không lớn, vì trong trường hợp này việc lập “chứng từ ghi sổ” giúp công tác kiểm tra, đối chiếu thực hiện thường xuyên hơn.

Sơ đồ 1.8:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ kế toán Sổ cái Sổ, thẻ kế toánchi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ quỹ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Đồ án tốt nghiệp 57 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Chứng từ gốc

NHẬT KÝ – SỔ CÁI Sổ, thẻ chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ

1.6.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái

- Nội dung: Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Nhật ký, Sổ cái và sổ chi tiết. Đặc điểm của hình thức này là chỉ có một sổ tổng hợp duy nhất là “Nhật ký – Sổ cái”. Việc ghi chép trên sổ này là kết hợp giữa ghi theo thời gian và ghi theo tài khoản, vì vậy hình thức này chỉ phù hợp với đơn vị quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản (vì hình thức này không cho phép nhiều người cùng ghi sổ tổng hợp). Trong điều kiện phù hợp, hình thức này phát huy ưu điểm: dễ làm, dễ đối chiếu (do Nhật ký – Sổ cái còn có công dụng như một bản cân đối phát sinh)

Sơ đồ 1.9 :

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ – SỔ CÁI

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra 1.6.3.3 Hình thức Nhật ký chứng từ

- Nội dung: Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, sổ cái, sổ chi tiết. Đặc điểm của hình thức này là sử dụng Nhật ký chứng từ với nhiều sự kết hợp trong một quá trình ghi chép: kết hợp giữa

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đồ án tốt nghiệp 58 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Bảng kê

ghi chép hàng ngày với chuẩn bị số liệu để lập báo cáo cuối kỳ, kết hợp giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp… Nhật ký chứng từ là sổ tổng hợp hoặc kết hợp với chi tiết, được mở theo bên Có của tài khoản.

Với đặc điểm trên, hình thức này phù hợp với đơn vị quy mô lớn chưa có điều kiện kế toán máy. Trong điều kiện này, việc phân công cho nhiều người cùng ghi sổ là dễ dàng (vì nhật ký là sổ tờ rơi).

Sơ đồ 1.10:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNGTỪ

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra 1.6.3.4 Hình thức nhật ký chung

- Nội dung:Sổ kế toán trong hình thức này bao gồm: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ chi tiết và sổ cái.

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê

Đồ án tốt nghiệp 59 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49 Chứng từ gốc Sổ cái Sổ, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ

Đặc điểm của hình thức này là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều ghi vào Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đối với doanh nghiệp lớn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, ví dụ như thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng được tách riêng để ghi vào sổ nhật kí đặc biệt, còn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không thường xuyên được ghi vào sổ nhật kí chung, ví dụ như trích khấu hao, tính lương phải trả, kết chuyển và phân bổ chi phí, ….số liệu trên nhật kí chung được chuyển hàng ngày vào sổ cái, giúp cho việc thể hiện trên sổ cái được rõ ràng, mạch lạc hơn.

Hình thức này phù hợp với đa số các loại hình doanh nghiệp. SƠ ĐỒ 1.11:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Sổ quỹ NHẬT KÝ CHUNG Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc Sổ cái Sổ, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ quỹ

Đồ án tốt nghiệp 60 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra 1.6.3.5 Hình thức kế toán bằng máy vi tính

- Nội dung: Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay, nhưng phải đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính và sau khi khóa sổ trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển theo năm kế toán.

SƠ ĐỒ 1.12:

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra In sổ, báo cáo cuối tháng Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loạicùng loại Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Phần mềm

Đồ án tốt nghiệp 61 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi

SVTH: Trần Thị Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp - K49

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG – ACC

2.1 Tổng quan về Chi nhánh công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không – ACC không – ACC

2.1.1 Thông tin chung về Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình hàng không – ACC

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không – ACC (Trang 51 - 163)