Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế ở các quốc gia đang phát triển

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 31 - 71)

2. NỘI DUNG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.3. Mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế ở các quốc gia đang phát triển

phát triển

Một thực tế không thể phủ nhận là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phân tích của các nhà kinh tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ cổ phần hóa tỷ lệ thuận với nhau. Có rất ít quan điểm nghi ngờ việc tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra tác động chủ yếu lên vị thế tài chính của chính phủ (David cùng các cộng sự (2000) và Barnett (2000)). Các quốc gia thực sự quan tâm đến tác động tiềm năng của cổ phần hóa lên cân đối ngân sách và sâu hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô nước nhà.

Cơ sở lí luận của đa số các nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của Helena Beddari (2011) cùng phân tích thực nghiệm tại Zambia, kết quả nghiên cứu của Helena cho thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân cho việc tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp nhà nước nhưng đối với Zambia, mục tiêu được đặt ra là nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế (Zambian Authorities et al 1999). Để hiểu được tác động tài khóa của việc cổ phần hóa, ông đi phân

tích tác động lên dòng chảy thu nhập vào và giá trị tài sản của chính phủ. Mối quan hệ tài chính giữa chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước bao gồm thuế và cổ tức và các giao dịch khác có cả trợ cấp. Sau khi cổ phần hóa, thay đổi trong giá trị tài sản chính phủ sẽ cân bằng với tổng lợi nhuận thu được từ cổ phần hóa và giá trị ròng của thuế thu được từ các doanh nghiệp cổ phần hóa, trừ đi giá trị ròng các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và giá trị ròng các khoản thuế mất đi từ các doanh nghiệp này. Nếu khu vực tư nhân điều hành công ty hiệu quả hơn nhà nước, giá trị tài sản ròng của chính phủ được kỳ vọng sẽ còn tăng cao hơn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu chính phủ có thể cổ phần hóa và thu thuế hiệu quả, cổ phần hóa sẽ đem đến các tác động tích cực đến khu vực tài chính công (Davis cùng các cộng sự, 2000). Vậy thì liệu tiền thuế phải trả của các doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ thay đổi như thế nào? Doanh thu thuế hay nói cách khác là ngân sách quốc gia có được thu lợi từ lợi nhuận doanh nghiệp? Galal cùng cộng sự (1994) đã đưa ra bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ trả nhiều thuế hơn hẳn trước khi cổ phần hóa. Kết quả thu thập từ Zambia, doanh thu thuế của chính phủ tăng đáng kể từ sau khi cổ phần hóa khu vực quặng mỏ. Trước khi cổ phần hóa, chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp rất lớn để duy trì hoạt động khu vực khai thác quặng này, nhưng ngày hôm nay, công ty khai thác quặng Kansanshi Mining PLC trở thành đối tượng đóng thuế lớn nhất Zambia. Năm 2010, doanh thu nội địa của Zambia đạt 1,8%, chính là nhờ phần lớn thu nhập thuế từ các công ty khai thác quặng khu vực tư nhân hóa (Theo IMF 2011).

Biểu đồ 2.1: Doanh thu thuế khu vực khai thác mỏ ở Zambia

Nguồn: ZRA2011

Ngoài ra trong các bài nghiên cứu khác, các tác giả đều đưa ra những nhận định riêng của mình về tác động tài khóa của cổ phần hóa cũng như cung cấp các bằng chứng ủng hộ quan điểm như cho rằng cổ phần hóa dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc GDP, các khu vực được cổ phần hóa trả thuế nhiều hơn, bên cạnh đó tác giả còn thấy rằng quy trình cổ phần hóa đi cùng với sự cải thiện chính sách quản lý vĩ mô, bao gồm chính sách thuế và quản trị của chính phủ. Một bằng chứng thuyết phục hỗ trợ quan điểm của tác giả là kết quả nghiên cứu từ các dữ liệu thu thập qua các năm khi cổ phần hóa tăng 1% trên GDP thì doanh thu thuế tăng vào khoảng ¼% trên GDP

Tuy vậy, một câu hỏi được đặt ra là liệu giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế có tồn tại mối tương quan nào khác?

Tác giả Ernesto Crivelli (2013) lại có quan điểm đi ngược với các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận định rằng cổ phần hóa có liên quan đến sự suy giảm trong ngân sách nhà nước, mà đặc biệt là doanh thu thuế ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Tác giả thu thập số liệu và thực hiện công trình nghiên cứu ở 29 quốc gia ở Đông Âu và Liên Bang Xô Viết, kết quả cho thấy dấu hiệu về một tác động tiêu cực mạnh mẽ của việc cổ phần hóa đến các nguồn thu thuế khi số tiền thu được từ doanh thu thuế có thể xấu đi đáng kể bởi cơ sở căn cứ tính thuế có thể bị thu hẹp và các phương pháp tính

thuế đặc biệt cho một số khu vực kinh tế thường được áp dụng có sự thay đổi. Mặc dù trong hai thập kỷ qua, các cải cách trong hệ thống thuế liên tục được thực hiện, bao gồm cả việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thì số tiền thu được từ doanh thu thuế vẫn mờ nhạt ở các quốc gia đang phát triển sau sự sụt giảm đáng kể trong doanh thu thuế trong những năm đầu 1990. Một ngoại lệ nổi bật nhất có lẽ là kinh nghiệm trải qua của một số nước Đông Âu khi thực hiện cải cách thuế và thành công rất sớm trong tiến trình quá độ và tiến tới hiện đại hóa nền kinh tế - ở một chừng mực nào đó việc quản lý doanh thu thuế có sự cải thiện rõ rệt. Tác giả nhận thấy rằng doanh thu thuế đặc biệt bị ảnh hưởng ở các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện tự do hóa, cổ phần hóa và các cải cách ổn định (Ebrill và Havrylyshyn (1990), Martinez – Vazquez và McNab (2000)). Trước khi chuyển đổi, các nguồn doanh thu thuế chính chủ yếu gần như đến từ thuế thu từ các doanh nghiệp nhà nước, thuế đánh trên lợi nhuận (tax on profits) và thuế đánh trên doanh số (the turnover tax) là nguồn doanh thu thuế lớn và quan trọng nhất. Thuế đánh trên lợi nhuận được thu chủ yếu dựa vào cơ sở thương lượng giữa các doanh nghiệp với các quan chức chính phủ, với mức thuế suất được điều chỉnh thường xuyên và gánh nặng thuế thông thường khác nhau tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp (Buiter, 1997). Thuế đánh vào doanh số được đánh chủ yếu trên hàng hóa, thu từ các đại lý bán buôn hoặc bán lẻ và thường được sử dụng như một cơ chế để điều tiết giá cả và hỗ trợ cho việc phân bổ các nguồn lực trong kế hoạch. Cơ sở tính thuế thường là chênh lệch giữa giá bán lẻ (được cố định bởi chính phủ) và chi phí sản xuất.

Bài nghiên cứu của Ernesto Crivelli (2013) cho rằng với việc đóng vai trò như một kết quả của cấu trúc hệ thống thuế trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển, cổ phần hóa dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể trong số tiền doanh thu thuế thu được, điều này có thể là do ba nguyên nhân chính sau:

 Sự suy giảm trong các căn cứ tính thuế truyền thống

 Suy giảm năng lực quản lý thuế

 Việc áp dụng rộng rãi các chính sách miễn giảm thuế và ưu đãi thuế khác để thu hút đầu tư.

Cụ thể, cổ phần hóa gây ra một tác động tiêu cực đáng kể lên các căn cứ tính thuế

đáng tin cậy trước đó, như là một sự sụt giảm trong sản xuất, lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nước và tiền lương thực tế. Năng lực quản lý thuế đã bị suy yếu trầm trọng vì các lý do khác nhau (Tanzi và Tsibouris, 2000). Cổ phần hóa bỏ qua hầu hết các thông tin về số lượng sản xuất và giá cả mà tại đó sản lượng được bán, số lượng người nộp thuế tăng lên đáng kể và những hạn chế trước đây về các phương pháp thanh toán giữa các người nộp thuế với nhau, bằng cách này các khoản thanh toán thuế được chuyển giao cho chính phủ đã được gỡ bỏ. Cổ phần hóa cũng có thể tác động đến doanh thu thuế trên phạm vi mà các chính phủ nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư nên đã cung cấp một số

ưu đãi về thuế như giảm thuế suất, một số trường hợp miễn thuế, thành lập các khu kinh tế đặc biệt và miễn giảm các loại thuế khác (Cass, 2007). Một điều rõ ràng là tác động lên các nguồn thu thuế khác nhau có thể khác nhau, chẳng hạn như căn cứ tính thuế của họ thu hẹp ở những mức độ khác nhau. Ví dụ, thuế đánh trên thương mại quốc tế không phải là nguồn thu chính của doanh thu thuế và ở một số nước thậm chí còn mở rộng việc bảo hộ cho các ngành công nghiệp quốc gia thông qua việc áp dụng các mức thuế cao hơn trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển. Tác động của việc thu thuế trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi vẫn còn là một vấn đề có liên quan mật thiết. Trong khi một số nền kinh tế đã tiến xa trong quá trình cổ phần hóa với tiến trình tích lũy cổ phần hóa chiếm trên 30% GDP, đối với những nền kinh tế khác, đặc biệt là ở nhóm các nước Liên Xô cũ, cổ phần hóa vẫn đang trong giai đoạn mới bắt đầu. Điều quan trọng nhất là phần lớn các nước trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi vẫn còn phải đối mặt với những thử thách trong việc áp dụng các cải chính sách thuế có căn cứ và hợp lý, tăng cường việc quản lý doanh thu thuế, đến một mức độ lớn hơn là liên quan đến cấu trúc của hệ thống thuế.

Vậy một câu hỏi được đặt ra là làm cách nào cổ phần hóa có ảnh hưởng đến cân đối ngân sách ở các quốc gia đang phát triển và mức độ mà doanh thu thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước (và doanh thu thuế nào có đóng góp nhiều nhất). Davis cùng các cộng sự (2000) đã tìm thấy một số bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng cổ phần hóa cải thiện cân đối ngân sách và doanh thu thuế. Ngược lại, các tài liệu nghiên cứu mô

tả có giá trị tham khảo như Martinez – Vazquez và McNab (2000), Tazbi và Tsibouris (2000) về các hệ thống thuế của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển đã nhận ra tác động tiêu cực của cổ phần hóa lên doanh thu thuế. Tuy nhiên một trong những lý do mà các nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế liên quan đến việc thiếu các dữ liệu đáng tin cậy về doanh thu thuế, chiều dài chuỗi dữ liệu và thường thì chúng quá ngắn để đưa ra các kết quả đáng tin cậy trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi cũng như thiếu các chỉ dẫn tin cậy cho việc cổ phần hóa. Để khắc phục trở ngại này, bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng những dữ liệu được cho là thực sự đáng tin cậy phân tích mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế ở Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013. Bản chất của phương pháp thực nghiệm này là để kiểm tra xem bằng cách nào ngân sách nhà nước mà đặc biệt là doanh thu thuế bị tác động bởi chính sách cổ phần hóa của chính phủ.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Các mô hình nghiên cứu:

Trong phần mở rộng ở Việt Nam, do hạn chế về mặt số liệu đối với hai biến chính là doanh thu thuế và cổ phần hóa đối với các quốc gia liên quan, nên chúng tôi chỉ tiến hành hồi quy chỉ riêng cho Việt Nam và dùng các mô hình ARCH/GARCH, VECM và các kiểm định có liên quan để ước lượng phù hợp với số liệu mà chúng tôi thu thập được. Khác với mô hình trong bài nghiên cứu gốc là sử dụng dữ liệu bảng và mô hình GMM để tiến hành xem xét tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc.

Lý do chọn mô hình ARCH/GARCH

Trong mô hình hồi quy ban đầu chúng tôi hồi quy thuế với các biến cổ phần hóa, chúng tôi phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình OLS ban đầu, do đó để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, chúng tôi dùng mô hình ARCH/GARCH để khắc phục hiện tượng đó, bên cạnh đó mô hình ARCH/GARCH cũng thể hiện được sự tác động các cú sốc trong quá khứ sẽ tác động đến rủi ro trong hiện tại. Vì vậy, mô hình ARCH/GARCH là cần thiết trong ước lượng mối tương quan thuế và cổ phần hóa.

Lý do chọn mô hình VECM

Bên cạnh sự phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi. Chúng tôi cũng phát hiện từ các chuỗi dừng ban đầu có hiện tương đồng liên kết. Một mặc chúng tôi lấy sai phân để ước lượng mô hình, ngoài ra chúng tôi vẫn dùng mô hình VECM để tiến hành xem xét mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến thuế và cổ phần hóa. Mặt khác, chúng tôi cũng dùng mô hình VECM để xem xét sự tương quan của thuế với cổ phần hóa có giống với mô hình ARCH/GARCH hay không, hay nói cách khác mô hình VECM có thể gia tăng độ tin cậy cho kết quả hồi quy trong mô hình của chúng tôi.

3.2. Lý thuyết mô hình ARCH/GARCH

ARCH là viết tắt của Autoregressive Conditional Heterokadasticity

Mô hình ARCH (q) sẽ mô hình hóa đồng thời giá trị trung bình và phương sai có

điều kiện của một chuỗi thời gian theo các cách xác định sau;

gt = α1gt-1 + β1xt +t (3.1)

σt2 = 0 +∑qi=1αiε2

t-q (3.2)

εt ̴ N(0, σ2)

Với 0 >0 và i >0 và phải thõa mãn một số điều kiện nhất định sao cho phương sai không điều kiện là hữu hạn, εt tuân theo quy luật phân phối chuẩn

Phương trình (3.1) là phương trình ước lượng giá trị trung bình và phương trình (3.2) là phương trình ước lượng phương sai có điều kiện thay đổi.

Quy trình xây dựng mô hình:

Gồm 5 bước:

Bước 1: Ước lượng giá trị trung bình của chuỗi dữ liệu.

Bước 2: Kiểm định hiệu ứng ARCH.

Nếu phần dư của mô hình trung bình có hiệu ứng ARCH thực hiện tiếp bước 3, nếu không có hiệu ứng ARCH thì dừng lại.

Bước 3: Ước lượng mô hình ARCH(q)

Bước 4: Kiểm định tính phù hợp của mô hình và lựa chọn mô hình tối ưu.

Bước 5: Ứng dụng dự báo

gt = 2gt-2 + 2Xt + εt

εt ̴ N(0, σ2) σ2 = ω + ∑𝐩𝐢=𝟏𝛅iσ2

t-i+ ∑𝐪𝐣=𝟏𝛄jε2

t-j I.3

p: bậc của mô hình GARCH q: bậc của mô hình ARCH

Phương trình (I.3) cho thấy phương sai có điều kiện σ2bây giờ phụ thuộc vào:

- Giá trị quá khứ của những cú sốc, đại diện bởi các biến trễ của hạng nhiễu bình phương ε2

t-j

- Các giá trị quá khứ của chính bản thân nó, đại diện bởi các biến trễ σ2

t-iGARCH (0, q) chính là ARCH(q)

Quy trình thực hiện mô hình:

GARCH(p,q) hoàn toàn tương tự mô hình ARCH(q), chỉ khác ở bước 3 : ước lượng, lúc này chúng ta sẽ ước lượng phương sai có điều kiện thay đổi theo (I.3);

σ2 = ω + ∑𝐩𝐢=𝟏𝛅i σ2t-i+ ∑𝐪𝐣=𝟏𝛄jε2 t-j

Hầu hết các nhà nghiên cứu đề nghị dùng GARCH(1,1) để ước lượng mô hình vì GARCH(1,1) phù hợp và tốt nhất đối với chuỗi thời gian tài chính

3.3. Lý thuyết mô hình VECM:

Khi xem xét một chuỗi các biến không dừng chúng ta cần thận trọng khi mô tả mối quan hệ giữa các biến này.Vì nếu hai biến không dừng kết hợp với nhau thì có thể sẽ tạo thành một biến dừng. Khái niệm đồng tích hợp (Cointegration) được đưa ra để mô tả cho mối quan hệ này. Về mặt kinh tế lượng, hai hoặc nhiều biến quan sát có mối quan hệ đồng tích hợp với nhau có nghĩa là các biến này có cùng bậc tích hợp (đều là các chuỗi I(p)) và tồn tại một tổ hợp tuyến tính của các biến này là một chuỗi dừng( I(0)).

Hai chuỗi {y1,t} và {y2,t} là đồng liên kết nếu:

{y1,t} và {y2,t} đều là chuỗi đồng liên kết bậc p: I(p)

Tồn tại một bộ số (a1,a2) không đồng thời bằng 0 sao cho: a1.y1,t +a2.y2, t là một chuỗi dừng: I(0).

Mô hình VECM là một trong những mô hình được đưa ra để quan sát mối quan hệ đồng

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 31 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)