2. NỘI DUNG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
3.3. Lý thuyết mô hình VECM:
Khi xem xét một chuỗi các biến không dừng chúng ta cần thận trọng khi mô tả mối quan hệ giữa các biến này.Vì nếu hai biến không dừng kết hợp với nhau thì có thể sẽ tạo thành một biến dừng. Khái niệm đồng tích hợp (Cointegration) được đưa ra để mô tả cho mối quan hệ này. Về mặt kinh tế lượng, hai hoặc nhiều biến quan sát có mối quan hệ đồng tích hợp với nhau có nghĩa là các biến này có cùng bậc tích hợp (đều là các chuỗi I(p)) và tồn tại một tổ hợp tuyến tính của các biến này là một chuỗi dừng( I(0)).
Hai chuỗi {y1,t} và {y2,t} là đồng liên kết nếu:
{y1,t} và {y2,t} đều là chuỗi đồng liên kết bậc p: I(p)
Tồn tại một bộ số (a1,a2) không đồng thời bằng 0 sao cho: a1.y1,t +a2.y2, t là một chuỗi dừng: I(0).
Mô hình VECM là một trong những mô hình được đưa ra để quan sát mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi thời gian. Giả sử hai chuỗi y1,t và y2,t là 2 chuỗi tích hợp bậc 1, ta sử dụng mô hình VAR để mô tả mối quan hệ giữa 2 biến này. Hay còn gọi là mô mình VECM với hệ phuong trình cơ bản là
y1,t –y1,t-1= a1,0+ α1.(y1.t-1+β.y2,t-1) +ɛ1,t
y2,t-y2,t-1 = a2,0 +α2.(y1,t-1+β.y2,t-1) +ɛ2,t
Ý nghĩa mô hình: Hệ số β trong ngoặc đơn biểu hiện mối quan hệ dài hạn giữa 2 biến
y1,t và y2,t, hệ số α1, α2 thể hiện cho cơ chế điều chỉnh trong ngắn hạn.
Quy trình Jonhansen trong ước lượng mô hình VECM:
Bước 1: kiểm định tính đồng liên kết, nếu không có đồng liên kết thì không sử dụng mô
hình này.
Bước 2: ước lượng mô hình VECM không ràng buộc với số véc tơ đồng tích hợp xác
định ở bước trên để thu được các véc tơ đồng tích hợp.
Bước 3: ước lượng mô hình VECM có ràng buộc, trong đó các ràng buộc dựa trên hệ số
ước lượng được từ véc tơ đồng tích hợp ở bước trên. Sử dụng các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất.