Giải thích kết quả mô hình thực nghiệm tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 55 - 59)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.Giải thích kết quả mô hình thực nghiệm tại Việt Nam:

Như vậy có thể khẳng định có một số nguyên nhân nào đó gây ra mối tương quan âm giữa việc cổ phần hóa và ngân sách Nhà nước Việt Nam, mà đặc biệt là doanh thu thuế trong giai đoạn 1995-2013. Theo chúng tôi đó có thể là:

Chính sách miễn và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoàn thành cổ phần

hóa

Đây có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế, được cụ thể hóa tại Điểm 1, Điều 26 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần quy định các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa: “Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước như đối với doanh nghiệp thành lập mới mà không cần phải làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư”.

Chính vì lẽ đó mà sau gần 20 năm triển khai, đến hết năm 2013, cả nước đã cổ phần hóa gần 3900 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 70% số doanh nghiệp nhà nước tái cơ cấu) góp phần cơ bản vào việc xắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và thông qua cổ phần hóa, các doanh nghiệp có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn, 90% doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần có kết quả tốt trong họat động sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu thuế của tổng ngân sách nhà nướcđối với các doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn không có dấu hiệu khả quan. Điều này được thể hiện rõ qua hai biểu đồ dưới đây:

13

Biểu đồ 2.4: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa 1990 - 2013

Biểu đồ 2.5: Phần trăm doanh thu thuế so với GDP giai đoạn 1995-2013

Quan sát hai biểu đồ thể hiện số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa bình quân qua các năm và tổng doanh thu thuế trong tổng thu Ngân sách Việt Nam, chúng tôi quan sát thấy rằng vào năm 2004 số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa đạt đỉnh điểm là 856 doanh nghiệp, tới thời điểm này có thể xem đây là giai đoạn “hưng thịnh” nhất của chiến lược

5 6 7 100 250 212 253 622 856 813 359 118 18.7 60 13 3 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa bình quân giai đoạn 1990-2013 0 5 10 15 20 25 Tax revenues (% GDP)

cổ phần hóa ở nước ta. Tuy nhiên tổng doanh thu thuế thu được trong năm này chỉ đạt khoảng dưới 20% trên tổng GDP thấp hơn so với năm 2003. Một trường hợp khác là giai đoạn 2008-2010, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa trung bình chỉ khoảng 18.7 doanh nghiệp, nhưng lại có sự cải thiện đáng kể trong tổng doanh thu thuế đạt mức xấp xĩ 23% trên GDP. Điều này chứng tỏ rằng giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế tồn tại mối tương quan âm không đáng kể. Mặc dù sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận dẫn đến kỳ vọng một sự gia tăng trong doanh thu thuế, tuy nhiên kết quả lại đi ngược với những gì kỳ vọng bởi để khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa, giai đoạn 2004-2008, Nhà nước có chính sách miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu cổ phần hóa và giảm 50%trong 3 năm tiếp theo. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ernesto Crivelli (2013).

Năng lực quản lý thuế

Hiện nay hệ thống thuế ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Đối với các quốc gia trên thế giới yếu tố ổn định luôn được đặt lên hàng đầu khi xây dựng một sắc thuế . Bởi, điều đó sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế có kế hoạch và chiến lược phát triển phù hợp.

Việc cổ phần hóa ở Việt Nam vẫn chưa minh bạch về thông tin như số lượng cổ phần hóa được phát hành, mức giá rao bán cổ phần cũng như số tiền thu được từ cổ phần hóa được sử dụng ra sao. Cứ sau mỗi đợt cổ phần hóa được tiến hành, số lượng người nộp thuế cũng theo đó mà gia tăng đáng kể. Chính vì thế những hạn chế về phương pháp, quy trình tính và nộp thuế trước đây dường như cũng trở nên lạc hậu phần nào và cần phải có sự đổi mới thích ứng với tình hình hiện tại hơn. Bên cạnh đó, có thể thấy, năng lực quản lý thuế ở nước còn yếu kém cùng với công tác kiểm tra thiếu chặt chẽ, thủ tục pháp lý còn phức tạp. Có thể nói rằng công tác quản lý thuế ở Việt nam vẫn còn bỡ ngỡ và chưa sẵn sàng hoàn toàn để đối phó với một môi trường mới với những chương trình cổ phần hóa được xúc tiến trong dài hạn, vì thế triển vọng xảy ra hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm, làm thất thu thuế, gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách nhà nước là rất cao.

Tuy nhiên, tổng hợp hai nguyên nhân trên chúng tôi nghĩ vẫn chưa thật sự đủ để giải thích cho mối tương quan âm giữa cổ phần hóa và doanh thu thuế tại Việt Nam.

Chần chừ cổ phần hóa

Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước chần chừ trong việc triển khai thực hiện cổ phần hóa bởi họ e ngại những quy định, chính sách mới sẽ được áp dụng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu khó khăn, phức tạp cộng thị trường ảm đạm của bối cảnh kinh tế hiện nay khiến doanh nghiệp lo ngại liệu có bán được cổ phần của doanh nghiệp hay không. Điều này được thể hiện khá rõ qua Biểu đồ 2.4, quan sát số lượng các doanh nghiệp cổ phần hóa trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng này có xu hướng giảm mạnh qua các năm, từ 60 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa năm 2011 đến năm 2012 con số sụt giảm một cách nghiêm trọng xuống còn 13 doanh nghiệp và năm 2013 vừa qua, con số này chỉ vỏn vẹn nằm ở mức 3 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chính phủ đã coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong cả nhiệm kỳ của chính phủ, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mà tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Chính vì vậy trong hiện tại việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể gặp khó khăn nhưng trong tương lai, chắc chắn sẽ thu được kết quả khả quan hơn

Cổ phần hóa không hiệu quả

Từ trước đến nay, cổ phần hóa ở Việt Nam khá khó khăn. Trước đây, khi chính phủ công bố đã cổ phần hóa một con số rất lớn là hơn 3000 doanh nghiệp nhà nước trong 6-7 năm, nhưng thực chất đây đều là những đơn vị rất nhỏ, có thể là một cửa hàng mậu dịch quốc doanh đang hoạt động yếu hoặc thực tế là đã chết. Khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, sau Đại hội Đảng năm 2006, người đứng đầu cổ phần tuyên bố sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, nhưng cuối cùng chỉ đạt không tới một nửa, chỉ làm trong 2 năm 2006-2007, sau đó chững lại.

Bên cạnh đó, một câu hỏi được đặt ra nữa là nguồn quỹ từ cổ phần hóa đang ở đâu và đã được sử dụng như thế nào trong những năm qua, ngay cả đến Quốc hội – cơ quan

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 55 - 59)