Vai trò của doanh thu thuế trong nền kinh tế đang phát triển

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 28 - 31)

2. NỘI DUNG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2.3.Vai trò của doanh thu thuế trong nền kinh tế đang phát triển

Quan điểm về thời kỳ chuyển đổi đến nền kinh tế thị trường hiện nay rất khác nhau. Sau sự sụp đổ của nhà nước một đảng, hầu hết các nền kinh tế Đông Âu và các nước Liên bang Xô-Viết dường như đã có thời kỳ chuyển đổi nhanh chóng.

Daniel Berkowitz và Wei Li (2000) tiến hành nghiên cứu tác động của doanh thu thuế đến nền kinh tế ở hai quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi vào thời điểm đó là Trung Quốc và Nga. Tác giả nhận thấy rằng số lượng cơ quan thuế độc lập ở Trung Quốc ngày càng giảm và doanh thu thuế đã trở nên rõ ràng hơn, trong khi đó lại có bằng chứng cho thấy số lượng cơ quan thuế độc lập ở Nga (bao gồm các cấp độ khác nhau của chính phủ) tăng lên nhưng lợi ích thu được từ thuế lại kém rõ ràng hơn hẳn.

Trường hợp ở Trung Quốc, giai đoạn từ năm 1978 đến năm 1993, doanh thu thuế chính phủ ở Trung Quốc tăng hơn 40%, đây là kết quả từ việc mở rộng nhanh chóng các cơ sở thuế cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Từ đây, chính phủ Trung Quốc ở các cấp khác nhau có điều kiện tăng cường chi tiêu vào hàng hóa công và cơ sở hạ tầng như giáo dục, sức khỏe, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Tuy nhiên đến giai đoạn nhà nước đặt mục tiêu thúc đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chính phủ ra quyết định tiến hành cắt giảm thuế. Hoãn thuế, miễn, giảm thuế được liên tục áp dụng cho các doanh nghiệp từ địa phương - xã, phường, thị trấn cho đến cả các công ty nước ngoài. Kết quả là, các doanh nghiệp này tăng trưởng rất nhanh. Từ giữa năm 1990 đến năm 1998, khu vực phi chính phủ của Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp tập thể, tư nhân và đầu tư nước ngoài, tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm là 26%, tăng hơn hẳn so với giai đoạn trước đó. Cổ phần của khu vực phi chính phủ trên tổng sản lượng đầu ra ngành công nghiệp cũng tăng đáng kể từ 24% năm 1990 đến 68% năm 1998. Có bằng chứng còn cho thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước thậm chí đã cắt giảm một phần gánh nặng thuế, căn cứ trên bảng khảo sát 769 doanh nghiệp nhà nước (Li (1997)), doanh thu thuế giảm từ 48% năm 1990 đến 33% năm 1998. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn chỉ khuyến khích cắt giảm thuế cho doanh nghiệp trong phạm vi cho phép. Gordon và W.Li (1991) tranh luận rằng, khi chính quyền địa phương khai nộp thuế thu với chính quyền trung ương, có thể họ sẽ không báo cáo chính xác, thậm chí lấy đi một phần doanh thu thuế của các doanh nghiệp họ kiểm soát. Qua hai sự kiện trên ở Trung Quốc, chúng tôi có thể kết luận rằng, doanh thu thuế đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc điều hành chính sách ở mỗi quốc gia.

Đối với trường hợp ở Nga, việc đóng thuế ở các doanh nghiệp thật sự là một gánh nặng. Các nhà quản lý doanh nghiệp than phiền rất nhiều về gánh nặng thuế cũng như những vấn đề phức tạp liên quan đến việc chi trả thuế cho chính phủ. Có bằng chứng ủng hộ cho giả thiết của tác giả rằng việc đóng thuế quá mức ở Nga đã buộc nhiều doanh nghiệp không muốn hoạt động công khai (Johnson, Kaufman và Shleifer (1997)). Cũng có bằng chứng (theo Shleifer và Treisman (1999)) cho rằng việc đăng ký thành lập doanh

nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ - động lực tăng trưởng của Trung Quốc cũng như ở các nền kinh tế mới nổi khác – đã bị trì trệ ở Nga. Các doanh nghiệp nhỏ thường xuyên báo cáo về việc thất thu ngân sách cũng như tình trạng kinh tế tồi tệ nhiều hơn các doanh nghiệp trung bình và lớn. Dựa trên bảng khảo sát được tiến hành năm 1998, Shleifer và Treisman (1999) đưa đến kết luận rằng các doanh nhân trong giao dịch thương mại bán lẻ cho rằng việc đóng thuế cao được xem là gánh nặng lớn nhất của họ so với các yếu tố khác (81% câu trả lời) để giải thích cho việc phát triển bị giới hạn ở các doanh nghiệp nhỏ. Từ đây, có thể kết luận rằng thuế tác động rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế, tăng trưởng hay sụt giảm số lượng doanh nghiệp lớn nhỏ tùy thuộc rất nhiều vào chính sách thuế ở mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển đáng chú ý. Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã giới thiệu các nền kinh tế đang nổi và sắp xếp theo nhóm, Việt Nam là quốc gia được đưa vào một số nhóm nước đang nổi rất đáng chú ý do sức phát triển khá nhanh. Chính vì vậy, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thách thức, Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó thuế là một công cụ hết sức quan trọng.

 Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân sách nhà nước: Nhà nước có thể thu ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng thuế. Hàng năm, thuế luôn đóng góp khoảng trên 90% vào tổng thu ngân sách nhà nước

Bảng 2.3: Ngân sách nhà nước qua các năm

Với việc đóng góp một tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên trong tổng thu ngân sách nhà nước, thuế đang ngày càng chứng tỏ vai trò chủ đạo của mình trong việc huy động tài chính công phục vụ chi tiêu cho cả quốc gia

 Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ: Thông qua pháp lệnh về thuế, Nhà nước chủ động tác động đến cung – cầu của nền kinh tế góp phần phân bổ lại nguồn lực. Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát.

 Thuế góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội: Nhà nước sử dụng công cụ thuế để đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập giữa những người có thu nhập cao và thấp hay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thông qua các chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập.

 Thuế là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 28 - 31)