4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.2. Ước lượng mô hình VECM cho 10 biến
Dựa vào kết quả hồi qui mô hình VECM 10 Biến6, hệ số ECM thể hiện mối quan hệ tác động của các biến cổ phần hóa, dân số, độ mở nền kinh tế, tốc độ phát triển GDP thực… đến thuế. Nếu hệ số này có ý nghĩa thống kê thì sẽ tồn tại mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập đến biến thuế. Đối với mối quan hệ cân bằng ngắn hạn, chúng tôi sẽ kiểm định các hệ số D(LPP(-1)), D(LPP(-2)), D(LPP(-3)), D(LPP(-4)), nếu các hệ số này có ý nghĩa thống kê thì có nghĩa là sẽ tồn tại mối quan hệ tác động của cổ phần hóa đến thuế trong ngắn hạn. Đối với hàm cổ phần hóa cũng vậy, chúng tôi cũng lần lượt kiểm định hệ số CointEq1 và hệ số của D(LTAX(-1)), D(LTAX(-2)), D(LTAX(-3)), D(LTAX(-4)) đế xem xét mối quan hệ tác động của thuế đến cổ phần hóa.
Để mô hình ước lượng trên đáng tin cậy thì chúng tôi cũng tiếp tục kiểm định tính dừng cho phần dư từng mô hình. Kết quả đều cho thấy các phần dư của các phương trình dừng ở mức 1% 7, nên mô hình đáng tin cậy để ước lượng
Đối với các hệ số ECM thể hiện mối quan hệ cân bằng trong dài hạn, thì chỉ có hệ số của hàm thuế (p-value = 0.0317) là có ý nghĩa thống kê, ngược lại hệ số của hàm cổ phần hóa (p-value = 0.4804) thì không có ý nghĩa thống kê 8. Do đó, trong mối quan hệ dài hạn cố phần hóa sẽ tác động đến mức thu thuế của chính phủ, và ngược lại thuể không ảnh hưởng đến mục tiêu cổ phần hóa của chính phủ.
Tiếp theo chúng tôi tiếp tục kiểm định các hệ số để xem xét mối quan hệ tương quan ngắn hạn giữa biến thuế và biến cổ phần hóa. Kết quả cho thấy rằng hệ số p-value đề lớn hoen 10%, không có ý nghĩa thống kê 9, nghĩa là trong ngắn hạn thì cả hai biến này không có tương quan với nhau, đều này phù hợp với chính sách thực tế ở VN.
6Xem hình 4.7 trong phần phụ lục về kết quả hồi quy mô hình VECM 10 biến. 7
Xem hình 4.8 trong phần phục về kiểm định tính dừng phần dư cho mô hình VECM. 8 Xem hình 4.9 ở phần phụ lục về kiểm định tương quan dài hạn mô hình VECM ban đầu. 9