Phân tích biến chính

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 44 - 48)

2. NỘI DUNG CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

3.4.2.Phân tích biến chính

Biến doanh thu cổ phần hóa (PP- privatization proceeds)

Doanh thu cổ phần hóa bao gồm tất cả các khoản tiền mà chính phủ nhận được từ các giao dịch liên quan đến các giao dịch bán hoặc cho thuê một phần vốn hay toàn bộ vốn của nhà nước. Theo đó, chỉ có những giao dịch tạo ra doanh thu cho chính phủ từ cổ phần hóa hoặc sự gia tham gia của khu vực tư nhân vào các doanh nghiệp nhà nước hiện hành ( hoặc bao gồm các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước ). Trích dẫn theo phương pháp đo lường cổ phần hóa của của World Bank: “Các dữ liệu về số tiền thu được được lấy trực tiếp từ các nguồn dữ liệu khác nhau qua các khoản thời gian khác nhau”. Cần lưu ý rằng các nguồn dữ liệu khác nhau có thể cung cấp các số liệu về số tiền cổ phần hóa được tính toán theo những cách khác nhau ( cụ thể là theo giá trị thị trường hay theo mệnh giá). Do đó có thể có một số khác biệt về các cơ sỡ dữ liệu khác nhau. Hơn nữa, số tiền cổ phần hóa thu được được ghi nhận dựa trên cơ sở “ dồn tích” nhiều hơn là dựa trên số tiền cổ phần nhận được, nó có thể trả trong nhiều năm. Dưới đây là hình thống kê thể hiện số tiền thu được từ cổ phần ở Việt Nam giai đoạn (1995-2013).

Biểu đồ 2.2: Số tiền thu được từ cổ phần hóa giai đoạn 1995-2013

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Privatization proceeds ( tỷ VND)

Nhìn vào sơ đồ thể hiện số tiền cổ phần hóa thu được giai đoạn 1995-2013, ta có thể thấy mặc dù giai đoạn năm 2003-2005 được xem là giai đoạn tiến hành cổ phần hóa được nhiều doanh nghiệp nhất, cụ thể năm 2003 cổ phần hóa được 622 doanh nghiệp, 2005 được 813 doanh nghiệp và đỉnh cao nhất là 2004 là 813 doanh nghiệp nhưng dường như số tiền thu được từ cổ phần hóa trong những năm này (2003-2004) không có mấy khởi sắc. Trong khi đó, giai đoạn 2007-2010 cả nước chỉ cổ phần hóa được 118 doanh nghiệp vào năm 2007 và xấp xĩ mức trung bình 19 doanh nghiệp cho các năm 2008-2010. Nhưng nhìn vào sơ đồ trên ta có thể nhận thấy một sự tăng vọt đáng kể số tiền cổ phần hóa thu được trong giai đoạn này. Lý do xảy ra nghịch lý này là do, mặc dù 2003-2005 nhà nước ta tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhưng đa số chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp nhà nước nhỏ. Giai đoạn 2007-2010, tuy số lượng các DNNN được CPH giảm mạnh nhưng qui mô của các DNNN lại lớn hơn thậm chí là rất lớn, cụ thể trong giai đoạn này tập trung đến 70% các DNNN lớn với giá trị vốn hóa thị trường khá cao. Tiêu biểu như vào 2008, nước ta đã tiến hành cổ phần hóa công ty bia Sài Gòn và tổng công ty bia rượu và nước giải khát SABECO với tổng doanh thu từ cổ phần hóa là 341 triệu USD và ngân hàng Công Nghiệp & Thương Mại Việt Nam với số tiền cổ phần hóa thu được xấp xĩ 64 triệu USD. Riêng năm 2007 cả nước cổ phần hóa được 118 doanh nghiệp nhà nước, trong đó bao gồm công ty thủy điện Thác Mơ, với số tiền cổ phần hóa thu được gần 59 triệu USD.

Biến tổng doanh thu thuế (tax revenues)

Biểu đồ 2.3: Doanh thu thuế Việt Nam giai đoạn 1995-2013

Nguồn: Tổng cục thống kê

Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn cải cách thuế quan trọng và đều rất thành công. Các cải cách thuế được thực hiện góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế- xã hội. Cải cách đầu tiên được thực hiện vào trước 1990 với việc giới thiệu một hệ thống thuế thống nhất, gồm 9 loại thuế quan trọng thay thế cho các loại thuế khác nhau áp dụng cho khu vực nhà nước, công nghiệp và thương mại thuộc sở hữu tư nhân và lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng dân số lúc bấy giờ. Cải cách thứ hai được thực hiện vào cuối những năm 1990 trong bối cảnh Việt Nam đang ký hiệp định Tự do thương mại ASEAN (AFTA) và chuẩn bị đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với việc giới thiệu các loại thuế hiện đại, tiêu biểu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Giai đoạn cải cách này thể hiện một nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong chỉ đạo cải cách, phản ánh sự chuyển hướng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế định hướng thị trường. Nhờ các cải cách này mà tổng doanh thu từ thuế đã gia tăng đáng kể:

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tax revenues ( tỷ VND)

 Doanh thu thuế giai đoạn 1996-2000 tăng 2,3 lần trong so với doanh thu thu được trong giai đoạn 1991-1995

 Doanh thu thuế trong giai đoạn 2001-2005 tăng 2,0 lần trong so với doanh thu thuế trong giai đoạn 1996-2000

 Doanh thu thuế trong giai đoạn 2010-2013 tăng 2,03 lần trong so với doanh thu thuế trong giai đoạn 2008-2009

Trong phần mở rộng ở Việt Nam, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc tổng doanh thu thuế và các biến độc lập: cổ phần hóa, GDP trên đầu người, tốc độ phát triển GDP thực, lạm phát, độ mở của nền kinh tế, nông nghiệp, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi, cung tiền M1 và M2.

Do hạn chế về dữ liệu thống kê, nên hầu hết các dữ liệu được thu thập theo năm từ 1995 đến 2013, và dùng phương pháp nội suy tuyến tính (Linear-match last) để chuyển dữ liệu sang quý để tiến hành ước lượng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.

Một phần của tài liệu Tác động tài khóa của chính sách cổ phần hóa lên ngân sách nhà nước minh chứng ở việt nam (Trang 44 - 48)