7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực tiễn về tổ chức và hoạt động của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy Phòng Tư pháp
Theo quy định của pháp luật thì Phịng Tư pháp là cơ quan chun môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật: theo dõi tình hình thi hành pháp luật: kiểm tra, xử lý, rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các cơng tác tư pháp khác theo quy định pháp luật. Đồng thời, phòng Tư pháp còn được Ủy ban nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giao thực hiện một số nhiệm vụ khác và còn phải thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật với tần suất ngày càng cao.
Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.2.2.2. Đội ngũ cơng chức phịng Tư pháp
Đội ngũ cơng chức của các phịng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên có chức trách thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được pháp luật quy định và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng cấp giao cho phịng Tư pháp.
- Về số lượng: Tổng số cơng chức trong biên chế của 10 phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên tại thời điểm 09/9/2021 là 38 công chức, gồm 18 nam và 20 nữ. Hiện nay biên chế của toàn bộ các phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên được phân bổ giao chỉ tiêu biên chế dựa trên thực tế của huyện từ 03 - 06 biên chế/ 01 phòng Tư pháp, cụ thể: Thị xã Mường Lay: 06 công chức; Huyện Mường Nhé: 05 công chức; Huyện Điện Biên Đông: 04 công chức; Huyện Nậm Pồ: 04 công chức; Huyện Tuần Giáo: 04 công chức; Thành phố Điện Biên Phủ: 03 công chức; Huyện Điện Biên: 03 công chức; Huyện Mường Ẳng: 03 công chức; Huyện Mường Chà: 03 công chức; Huyện Tủa Chùa: 03 công chức;
- Về chất lượng cán bộ, cơng chức của 10 phịng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên:
+ Về trình độ chun mơn: Có 35/38 cơng chức có trình độ Đại học Luật (chiếm 92%), 02 công chức thạc sỹ chuyên ngành Luật (chiếm 5%), 01 công chức thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế (Phó trưởng phịng, phụ trách Phịng Tư pháp huyện Điện Biên).
+ Về trình độ lý luận chính trị: 04 Cao cấp lý luận (chiếm 10,5%), 20 Trung cấp lý luận (chiếm 52,6%), 02 người đang học lớp Cao cấp lý luận chính trị (Trưởng phịng Tư pháp thị xã Mường Lay, Trưởng phịng Tư pháp huyện Điện Biên Đơng).
- Về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
Sở Tư pháp chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp hoặc phối hợp với các cơ quan khác để đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ. Ngồi ra hàng năm để triển khai tổ chức thực hiện các quy định mới của pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành tư pháp, phòng Tư pháp các huyện đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức hội nghị tập huấn cho đội ngũ cán bộ, cơng chức phịng Tư pháp, cơng chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến hoạt động tư pháp ở địa phương để thống nhất việc triển khai và tổ chức thực hiện cho đúng các quy định của pháp luật, như: Tập huấn về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; đăng ký và quản lý hộ tịch; xử lý vi phạm hành chính; hịa giải ở cơ sở; trợ giúp
pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách; thực thi Bộ luật Dân sự, Tố tụng dân sự; Bộ luật Hình sự, tố tụng hình sự…
- Về vị trí việc làm:
Trước năm 2014, phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Từ năm 2014 đến 2020, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong đó bổ sung thêm các nhiệm vụ mới cho phòng Tư pháp và nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Từ năm 2021 đến nay, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện; Chính phủ ban hành Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/ 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong có có sự thay đổi một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Phịng Tư pháp thị xã Mường Lay (đã có 06 biên chế) và Mường Nhé (đã có 05 biên chế) được bố trí đủ số lượng biên chế và chức danh Trưởng, Phó phịng. Ngồi ra các Phịng Tư pháp các huyện, thành phố cịn lại có số lượng biên chế và cơ cấu chức danh Trưởng, Phó phịng chưa bảo đảm theo Nghị định số 108/2020/NĐ-CP và Thông tư số 07/2020/TT-BTP, bao gồm: Thành phố Điện Biên Phủ (có 03 biên chế), Điện Biên (có 03 biên chế), Điện Biên Đơng (có 04 biên chế), Mường Ẳng (có 03 biên chế), Mường Chà (có 03 biên chế), Nậm Pồ (có 04 biên chế), Tủa Chùa (có 03 biên chế), Tuần Giáo (có 04 biên chế).
Như vậy, với thực trạng bố trí biên chế cơng chức của phòng Tư pháp tại tỉnh Điện Biên như hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, cơng việc của Phịng Tư pháp được giao; biên chế chỉ mới đạt được yêu cầu tinh giảm theo
quy định. Một bộ phận cán bộ, Cơng chức của phịng Tư pháp năng lực cịn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đặc biệt ở một số địa phương chưa nhận thức và đánh giá đúng vị trí, vai trị của phịng Tư pháp nên sự quan tâm về kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của phòng Tư pháp còn hạn chế.
2.2.3. Thực tiễn hoạt động của phịng Tư pháp huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên
2.2.3.1 Về xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện cùng cấp, dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng cấp, các dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện và Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện là văn bản quy phạm pháp luật kèm theo hồ sơ do cơ quan chủ trì soạn thảo chuyển đến, phịng Tư pháp phân cơng cơng chức chun mơn thực hiện thẩm định hoặc chủ động đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức hội nghị xin ý kiến các ngành, phòng, ban của huyện về những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực… kết quả thẩm định được thể hiện bằng báo cáo thẩm định gửi kèm theo dự thảo và hồ sơ đề nghị thẩm định cho cơ quan chủ trì soạn thảo, cụ thể:
Năm 2019, thẩm định 01 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng cấp; Năm 2020 thẩm định 01 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân cấp huyện cùng cấp; Năm 2021 thẩm định 02 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng cấp; 06 tháng đầu năm 2022, thẩm định 01 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến.
Hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật gắn với hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật đã hình thành cơ chế đồng bộ trong việc theo dõi, phát hiện kịp thời và kiến nghị hồn thiện các văn bản có sai sót để tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Đồng thời thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý cho các ngành, các cấp vận dụng khi tiến hành kiểm tra, tự kiểm tra nhằm phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái thẩm quyền hoặc có nội dung khơng phù hợp với quy định của pháp luật hoặc có nội dung khơng phù hợp với thực tế tại địa
phương hoặc hết hiệu lực thi hành để tham mưu đề xuất cho cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ kịp thời.
Kết quả hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của phịng Tư pháp huyện Điện Biên Đơng, tỉnh Điện Biên từ năm 2017 - 2021 cho thấy số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tại huyện Điện Biên Đông không phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật, các văn bản ban hành phù hợp với thực tiễn địa phương và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật: Năm 2017 tiến hành kiểm tra, rà sốt 09 văn bản (trong đó 02 quyết định, 07 nghị quyết) qua kết quả kiểm tra, rà sốt khơng phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật; Năm 2018 tiến hành kiểm tra, rà soát 13 văn bản (12 nghị quyết; 01 Quyết định) qua kết quả kiểm tra, rà sốt khơng phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật; Năm 2019 tiến hành kiểm tra, rà soát 07 văn bản qua kết quả kiểm tra, rà sốt khơng phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật, tuy nhiên vẫn còn 02 văn bản quy phạm pháp luật sai về nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày; Năm 2020 tiến hành kiểm tra, rà soát 04 văn bản qua kết quả kiểm tra, rà sốt khơng phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật; Năm 2021 tiến hành kiểm tra, rà soát 07 văn bản qua kết quả kiểm tra, rà sốt khơng phát hiện văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật.
2.2.3.2 Về quản lý và đăng ký hộ tịch
Công tác quản lý hộ tịch và đăng ký hộ tịch của nhà nước sẽ giúp cho nhà nước thực hiện có hiệu quả về quản lý dân cư, bảo đảm an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học.
Ngay sau khi Luật Hộ tịch năm 2014 được ban hành, phòng Tư pháp đã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng cấp: Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Luật Hộ tịch cho lãnh đạo các ngành, ban, phịng, đồn thể, thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật; đại diện lãnh đạo các xã, thị trấn và công chức tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn để thực hiện; tổ chức tuyên truyền phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Hộ tịch đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thông qua hệ thống truyền thanh của huyện, thành phố, xã, thị trấn; phối hợp với phịng chun mơn nghiệp vụ của Sở Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác hộ tịch cho 28 cán bộ, công chức tư pháp cấp huyện và công chức tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
Phòng Tư pháp đã tham mưu cho Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện “Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch ở ba cấp (cấp tỉnh, huyện, xã)”, phối hợp
với Sở Tư pháp cử cơng chức tư pháp thuộc phịng Tư pháp và công chức tư pháp - Hộ tịch xã, thị trấn tham gia 02 lớp đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác hộ tịch để bảo đảm chủ động giải quyết kịp thời các yêu cầu của nhân dân về đăng ký khai sinh, kết hôn, đăng ký khai sinh lại, khai tử, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, nhận nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, nhận cha mẹ, nhận con đẻ. Cụ thể: Năm 2017, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 2.081 trường hợp, đăng ký kết hôn cho 468 cặp vợ chồng, đăng ký khai tử cho 172 trường hợp, nhận cha, mẹ con là 33 trường hợp, cải chính hộ tịch cho 10 trường hợp; Năm 2018, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 2.683 trường hợp, đăng ký kết hôn cho 584 cặp vợ chồng, đăng ký khai tử cho 213 trường hợp, nhận cha, mẹ con là 19 trường hợp, cải chính hộ tịch cho 10 trường hợp; Năm 2019, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 1.739 trường hợp, đăng ký kết hôn cho 496 cặp vợ chồng, đăng ký khai tử cho 198 trường hợp, đăng ký nuôi con nuôi là 04 trường hợp; Năm 2020, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 2.751 trường hợp, đăng ký kết hôn cho 752 cặp vợ chồng, đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi 01 trưởng hợp, đăng ký khai tử cho 334 trường hợp, đăng ký nuôi con nuôi là 06 trường hợp; Năm 2020, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 2.751trường hợp, đăng ký kết hôn cho 752 cặp vợ chồng; đăng ký khai tử cho 334 trường hợp, đăng ký nuôi con nuôi là 06 trường hợp; Năm 2021, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã thực hiện đăng ký khai sinh cho 2.361 trường hợp, đăng ký kết hôn cho 490 cặp vợ chồng; đăng ký khai tử cho 273 trường hợp, đăng ký nuôi con nuôi là 06 trường hợp.
Hàng năm, phịng Tư pháp ln thực hiện việc kiểm tra hoạt động công tác tư pháp - Hộ tịch tại các xã, thị trấn trên địa bàn để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những sai sót, đồng thời qua kiểm tra để hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch của các xã, phường, thị trấn được kiểm tra như: Đăng ký lại việc sinh khi vẫn còn sổ gốc, bản sao hộ tịch khơng có sổ gốc, lấy dân tộc cho con khi cha và mẹ là hai dân tộc khác nhau, cấp phát các loại sổ, biểu mẫu hộ tịch mới, thực hiện mơ hình giải quyết liên thơng thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn theo quy định của thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ