7. Kết cấu của luận văn
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của
1.6.5. Nhu cầu của xã hội về hoạt động tư pháp
Trước nhu cầu của sự phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng cao thì nhu cầu về hoạt động Tư pháp hành chính ngày càng nhiều và rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước như: Hoạt động công chứng, chứng thực, khai sinh, khai tử, kết hôn, chứng nhận các quyền về tài sản, trợ giúp pháp lý, công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp cho những đối tượng là người yếu thế trong xã hội về vấn đề Bảo trợ xã hội…Tuy nhiên trong những hoạt động này vẫn còn tồn tại chưa khắc phục được như: Tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn, giải quyết khơng đúng hạn. Tình trạng tiêu cực trong cơng chứng, chứng thực vẫn cịn tồn tại như công chứng, chứng thực khơng đúng trình tự, thủ tục; cơng chức, chứng thực, trái pháp luật, do đó đã có một số cán bộ cơng chứng, chứng thực bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật phát sinh trong các lĩnh vực nêu trên, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động công chứng, chứng thực, hộ tịch, hôn nhân và gia đình… thống nhất các trình tự, thủ tục để tổ chức, cá nhân nắm rõ và thực hiện theo luật định; đồng thời tăng cường công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức; có biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát để ngăn chặn xử lý kịp thời những hành vi vi phạm.
Thực trạng cho thấy trong đời sống hàng ngày luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết do đó cần phải có sự hỗ trợ của pháp lý từ nhà nước để giải quyết, trong đó phịng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai những quy định của pháp luật đến nhân dân để nhân dân hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật qua đó sẽ góp phần giải quyết kịp thời những tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân.
huyện, chịu sự quản lí tồn diện, trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp. Phịng tư pháp có chức năng: tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lí nhà nước về cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lí, hồ giải ở cơ sở và cơng tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế.
Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm: ở cấp trung ương có Bộ Tư pháp, cấp tỉnh có Sở Tư pháp cấp huyện có Phịng Tư pháp. Cấp xã khơng có cơ quan tư pháp với tính cách là một cơ quan chun mơn hồn chỉnh mà chỉ có cơng chức tư pháp – hộ tịch. Cần phải phân biệt hệ thống cơ quan tư pháp, cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân với hệ thống cơ quan tư pháp - xét xử. Ở Việt Nam cơ quan tư pháp - xét xử đó là hệ thống tồ án. Các cơ quan tư pháp với tính cách là cơ quan chun mơn của Uỷ ban nhân dân, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp là cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện chức năng quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành chính - tư pháp - xã hội của địa phương phát triển.