Cải cách hành chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TS (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của

1.6.6. Cải cách hành chính

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Đảng ta đã xác định, cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá để phát triển đất nước. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả, tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cải cách hành chính tạo tiền đề, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực trong triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và xu thế tồn cầu hóa.

Cải cách hành chính là những nỗ lực có chủ định nhằm tạo nên những thay đổi cơ bản bên trong hệ thống hành chính nhà nước thơng qua các cuộc cải cách hoặc thay đổi các phương thức để cải tiến ít nhất một trong những yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước. Nội dung chủ yếu của cải cách hành chính là cải cách về tổ chức bộ máy, nhân sự, quy trình và cơng vụ cũng như các biện

pháp thích ứng của hành chính cơng nhằm tạo ra các cơ quan hành chính hiệu quả, thể chế hóa các thẩm quyền hành chính một cách rõ ràng, đơn giản hóa hành chính và gần dân. Do đó, cải cách hành chính nhà nước là góp phần tạo nên những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cải cách nền hành chính nhà nước, do đó cơng cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam đã được thực hiện từ những năm 1986 đến nay và đã góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền đó là:

Về thể chế hành chính đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành các luật mới và các văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước; sửa đổi, bổ sung luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức; ban hành các Nghị định để quy định cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, cơng chức và Luật Viên chức… điều quan trọng là: Các văn bản về luật tổ chức bộ máy nhà nước đã quy định khá cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, từng bước thể hiện sự phân cấp trong quản lý giữa Trung ương và địa phương; các văn bản quy phạm pháp luật về công vụ; cán bộ, công chức, viên chức đã quy định khá cụ thể các quyền, nghĩa vụ của các bộ, công chức, viên chức và bước đầu đã đi theo hướng chuyên biệt hóa các đối tượng những người phục vụ trong cơ quan, tổ chức nhà nước.

Về bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, thủ tục hành chính được cải cách theo hướng một cửa và một cửa liên thông; đã cắt, giảm, rút gọn được nhiều thủ tục hành chính so với trước kia, đồng thời tiếp tục xem xét để cắt giảm, rút gọn bớt các thủ tục hành chính cịn đang rườm rà, phức tạp, chồng chéo. Mẫu hóa được cơ bản các loại giấy tờ hành chính và thực hiện cơng khai các thủ tục hành chính. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễm, phiền hà, tham nhũng của các cơng chức hành chính trong khi giải quyết các công việc của tổ chức, công dân.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhấn mạnh tinh thần đổi mới với phương châm “Tiếp tục đẩy mạnh cơng cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhân dân, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Do bộ máy hành chính nhà nước ta được tổ chức theo ngành chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương nên trong giai đoạn cải cách hành chính nhà nước, bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương trong đó có tổ chức hoạt động phịng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã và đang được tiếp tục củng cố, kiện toàn theo hướng tinh giảm về số lượng, với cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, khoa học. Tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cơng chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.

Từ những kết quả đạt được của cải cách hành chính trong những năm qua cho thấy, cần phải sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, cải cách Tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiểu kết chương I

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của phòng Tư pháp, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, giúp cho chúng ta nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về tổ chức và hoạt động của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm cơ sở pháp lý đưa ra những quan điểm, giải pháp củng cố, kiện tồn tổ chức và hoạt động của phịng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ tư pháp đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu quyết tâm thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển ngành Tư pháp trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TƯ PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Khái quát điều kiện địa phương và sự tác động đến tổ chức và hoạt động của phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TS (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w