Điều kiện tự nhiên, dân cư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TS (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 . Có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đơ Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thơng đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc; Ngày 27/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 470/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên để góp phần nâng cao năng lực khai thác các mạng đường bay trong cả nước, tạo cơ hội kết nối các vùng miền đến với Tây Bắc và tương lai không xa sẽ là kết nối đường bay quốc tế đến với Điện Biên, qua đó giúp việc đi lại của nhân dân được thuận lợi, nhanh chóng hơn, kinh tế các địa phương phát triển, đời sống thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao. Với 23 dân tộc anh em, Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 19 dân tộc: Thái; Mơng; Kinh; Dao; Khơ Mú; Hà Nhì; Lào; Hoa (Hán); Kháng; Mường; Cống; Xi Mun; Si La; Nùng; Phù Lá; Thổ; Tày; Sán Chay và dân tộc khác). Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngơn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.

Theo thống kê năm 2020, dân số của tỉnh Điện Biên là 613.500 người với mật độ dân số là 64 người/km². Trong đó, dân số nam là 303.436 người và dân số nữ là 295.420 người; dân số thành thị đạt 88.100 người, chiếm 14,3% dân số tồn tỉnh và dân số nơng thơn đạt 525.300 người, chiếm 85,7% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên từ năm 2009 đến năm 2019 là 2 ‰. Điện Biên có 134.273 hộ gia đình với 24.646 hộ ở thành thị và 109.627 hộ ở

nơng thơn. Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố (Điện Biên Phủ), 1 thị xã (Mường Lay) và 8 huyện (Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Nậm Pồ).

Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là một huyện vùng cao miền núi được tách ra từ 10 xã vùng cao của huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) theo Nghị định số 59/1995/NĐ-CP ngày 10/7/1995 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên là 120.898 ha. Độ cao trung bình 900-1000 (m). Địa hình hiểm trở; bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu; đồi núi chiếm 90% diện tích đất tự nhiên, đất nơng nghiệp chiếm 10% diện tích đất tự nhiên; Huyện nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Điện Biên, phía Tây và phía Nam giáp huyện Điện Biên, phía Bắc giáp huyện Mường Ảng, phía Đơng giáp huyện Sơng Mã – Tỉnh Sơ La, có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phịng, an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng nối tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La vì vậy Điện Biên Đơng có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế – xã hội. Huyện có 14 đơn vị hành chính, gồm 13 xã và 01 thị trấn, với 198 bản, tổ dân phố. Tổng dân số trên địa bàn huyện trên 68.346 người, gồm 6 dân tộc chung sống: Mông, Thái, Lào, Khơ Mú, Sinh Mun, Kinh và các dân tộc khác (trong đó: Dân tộc Thái chiếm 32,4%; dân tộc Mông chiếm 54,2%; dân tộc Khơ Mú chiếm 4,97%; dân tộc Sinh Mun chiếm 3,1%; dân tộc Lào chiếm 2,68%; dân tộc Kinh chiếm 2,58%.).

Là một phần của vùng đất Điện Biên, huyện Điện Biên Đơng có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đặc trưng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc khu vực miền Tây Bắc của Tổ quốc. Nhân dân các dân tộc Điện Biên Đông có lịng u nước nồng nàn, bản chất cần cù, sáng tạo, trong lịch sử ln có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và đặc biệt là cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu chấn động địa cầu.

Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Điện Biên Đơng đã được đón nhân Hn chương Lao động Hạng Ba.

Là huyện có địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, xa các trung tâm có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội; trình độ dân trí cịn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nền kinh tế cịn nhỏ bé chưa phát triển. Sản phẩm chính của huyện là nơng sản, tỷ trọng sản phẩm nơng nghiệp chiếm 58,3%. Trong đó: Sản phẩm trồng trọt 46,5%, chăn nuôi 11,3%, lâm nghiệp 0,3%, thủy sản 0,2%. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp - xây dựng chiếm 23,2%; Tỷ trọng sản phẩm dịch

vụ - thương mại chiếm 18,5%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TS (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w