Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TS (Trang 63 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của phòng Tư pháp huyện

2.3.2.1. Những hạn chế, bất cập

- Những hạn chế, bất cập về tổ chức Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện có 23 nhiệm vụ, quyền hạn, giảm 03 nhiệm vụ, quyền hạn so với Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm: Nhiệm vụ Về kiểm sốt thủ tục hành chính (khoản 9 Điều 5 Thơng tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014); Nhiệm vụ Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nước (khoản 111 Điều 5 Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014); Nhiệm vụ Về bồi thường nhà nước (khoản 16 Điều 5 Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014). Mặc dù được giảm 03 nhiệm vụ nhưng trên thực tế thực tế thực hiện các nhiệm vụ được giao thì những nhiệm vụ được giảm đó khơng phải là

nhiệm vụ thường xun phải thực hiện, thậm chí có những nhiệm vụ khơng phát sinh trong năm, thậm chí nhiều năm. Do vậy dù giảm hay giữ ngun những nhiệm vụ đó thì cũng khơng ảnh hưởng đến thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của Phòng Tư pháp. Tuy nhiên, số lượng cơng chức của phịng Tư pháp huyện trong những năm qua (từ 2017 - 2021) khơng những khơng được tăng cường mà cịn bị giảm về số lượng. Trong khi đó theo quy định của Thơng tư số 07/2020/TT- BTP ngày 21/12/2020 thì phịng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thực hiện 23 nhiệm vụ, quyền hạn, đồng thời còn phải thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng cấp giao như: Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; rà soát hồ sơ xử lý vi phạm hành chính; rà sốt hồ sơ để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất phục vụ cho cơng tác giải phóng mặt bằng… nhiệm vụ chuyên ngành nhiều, nhưng số lượng cơng chức của các phịng Tư pháp rất hạn chế, do đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả hoạt động của các phịng Tư pháp.

Cơng tác bố trí cơng chức cho phịng Tư pháp của các địa phương chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Một số đơn vị hành chính có quy mơ lớn nhưng biên chế cơng chức của phịng Tư pháp lại ít hơn đơn vị hành chính có quy mơ nhỏ, ví dụ: Phịng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ là đơ thị loại 3 được bố trí 03 cơng chức. Do đội ngũ cơng chức được bố trí tại các phịng Tư pháp còn quá thiếu so với yêu cầu của vị trí việc làm tại các phịng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và trình độ tin học của đội ngũ cơng chức các phịng Tư pháp cịn hạn chế, nên chưa thể bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tư pháp.

Ở một số địa phương chưa nhận thức và đánh giá đúng vai trị, vị trí của phịng Tư pháp nên chưa thật sự chú trọng kiện toàn về tổ chức và hoạt động của phòng Tư pháp để bảo đảm cho phịng Tư pháp thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Những hạn chế, bất cập về hoạt động

+ Về xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Hoạt động xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được triển khai tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021, vẫn còn văn bản quy phạm pháp luật đã được Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Điện Biên Đơng ban hành khơng đúng thẩm quyền, có nội dung khơng phù hợp với văn bản của

cơ quan nhà nước cấp trên, sử dụng sai căn cứ pháp lý, thiếu căn cứ pháp lý, sai về thể thức và kỹ thuật trình văn bản.

+ Về quản lý đăng ký hộ tịch

Việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện khai thác, sử dụng phần mềm hộ tịch tại các xã, thị trấn còn một số hạn chế, vì là các xã miền núi, các xã tại địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn, dân cư sinh sống dải rác khơng tập trung, kết nối mạng internet kém nên đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch và thống kê số liệu dân cư trên địa bàn như: Hiện cịn 04 xã có công chức Tư pháp - Hộ tịch tuổi cao, hiểu biết về tin học còn hạn chế, nên thực hiện ứng dụng tin học và khai thác phần mềm hộ tịch bị gián đoạn, lúng túng; các phần mềm chưa đồng bộ, thống nhất, kết nối mạng kém nên việc thống kê, nhập dữ liệu còn chậm, tắc nghẽn đường truyền kết nối ngạng, mất thời gian cho nhân dân và công chức thực hiện.

+ Về theo thi hành pháp luật và quản lý hoạt động thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và quản lý hoạt động thi hành phát pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là lĩnh vực phức tạp, phạm vi rộng trong khi nguồn lực và điều kiện bảo đảm cho việc triển khai hoạt động này còn nhiều khó khăn, nhất là việc sắp xếp cán bộ theo dõi, thực hiện. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, trong hoạt động thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành có liên quan nên việc xử lý những vụ việc vi phạm hành chính cịn kéo dài, thậm chí có vụ việc giải quyết chưa đúng quy định của pháp luật.

Một bộ phận đối tượng vi phạm pháp luật hiểu biết pháp luật còn hết sức hạn chế, kinh tế khó khăn dẫn đến chậm thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt đối tượng là người dân tộc thiểu số.

+ Về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở

Về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Một số hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả chưa cao hoặc không phù hợp với mục đích cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhưng chưa được khắc phục kịp thời. Một số báo cáo viên pháp luật cịn hạn chế chun mơn nghiệp vụ. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật của một số cơ quan, đơn vị chưa cao, trong khi hiện tại trong những năm vừa qua Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật lại khá đa dạng, phức tạp, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Về hoạt động hòa giải ở cơ sở: Các hòa giải viên phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác, hoạt động lại mang tính tự nguyên nên việc đầu tư nghiên cứu để giải quyết vụ việc tranh chấp cịn hạn chế do đó hiệu quả hoạt động cịn hạn chế. Các hòa giải viên làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và uy tín của bản thân; thành viên của Tổ hòa giải cơ sở tham gia với tư cách tự nguyện nên có tâm lý ngại va chạm khi thực hiện cơng việc hịa giải.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TS (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w