Thực trạng đội ngũ Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 44 - 46)

Theo số liệu thống kê của VKSND nhân dân thành phố Biên Hịa, tính đến ngày 31/12/2020 số lượng Kiểm sát viên của VKSND nhân dân thành phố Biên Hịa là 33. Trong đó: (xem Bảng 2.6. và Phụ lục).

Bảng 2.6

Tình hình đội ngũ kiểm sát viên VKSND Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

(cập nhật đến tháng 12 năm 2020)

Tổng

Chức danh Trình độ Thâm niên cơng

tác Chun mơn KSV cao cấp KSV trung cấp KSV sơ cấp Tiến Thạc sĩ Cử nhân Dưới 5 năm 5 – 10 năm Trên 10 năm Tốt nghiệp trường ĐH Kiểm sát Tốt nghiệp ngành Luật Tốt nghiệp không phải ngành Luật Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát 33 0 03 30 0 5 28 0 18 15 0 33 0 33 Tỷ lệ % 0,00 9,09 87,88 0,00 15,15 84,85 0,00 54,55 45,45 0,00 100,00 0,00 100,00

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phớ Biên Hịa)

Về chức danh: Có 03 Kiểm sát viên trung cấp, chiếm 9,09%; 30 Kiểm sát

Về trình độ: Có 05 Kiểm sát viên có trình độ thạc sĩ, chiếm 15,15%; 28

Kiểm sát viên có trình độ cử nhân, chiếm 84,85%.

Về chun mơn: Tồn bộ 33 Kiểm sát viên đều tốt nghiệp chuyên ngành

Luật và được bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm sát. Khơng có Kiểm sát viên nào tốt nghiệp trường Đại học Kiểm sát.

Về thâm niên cơng tác: Có 15 Kiểm sát viên có thâm niên cơng tác từ 10

năm trở lên, chiếm 45,45%; số Kiểm sát viên cịn lại có thâm niên cơng tác từ 5 đến 10 năm, chiếm 54,55%.

Từ số liệu trên thấy rằng: VKSND tỉnh Đồng Nai nói chung, thành phố Biên Hịa nói riêng đã được cấp tỉnh quan tâm đầu tư cán bộ cho công tác làm cơng tác THQCT và KSXX hình sự. Đã có những Kiểm sát viên có trình độ sau đại học chun ngành luật và số lượng vẫn ngày một tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ số cán bộ có kinh nghiệm cơng tác từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao với 45,45%. Trao đổi với lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hịa được biết: Cơng tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Kiểm sát viên của VKSND thành phố Biên Hịa được kiện tồn theo hướng chú trọng cả về bằng cấp, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao và phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ THQCT và KSXX trong tình hình mới nói chung. Những hoạt động cụ thể này đã mang lại hiệu quả thiết thực, các chỉ tiêu chuyên môn về áp dụng pháp luật trong THQCT và KSXX nói chung, hoạt động tranh tụng và tranh luận tại phiên tịa nói riêng đều được nâng cao từng bước.

Những ưu điểm này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hịa tại phiên tịa sơ thẩm hình sự. Kết quả này phần nào được phản ánh thông qua kết quả truy tố giai đoạn 2016 – 2020, trong đó với 3.154 vụ với 4.942 bị cáo được đưa ra xét xử thì khơng có vụ án, bị can nào Tịa tun án khơng phạm tội (xem Bảng).

Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực thì đội ngũ Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa vẫn còn những mặt hạn chế, có tác động ảnh hưởng tới chất lượng tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm nói chung, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng. Điều này thể hiện như sau:

Căn cứ quy định tại các Điều 77, 78, 79 Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh

đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân thì chức danh Kiểm sát viên từ sơ cấp đến cao cấp có sự tăng lên cả về chất và về lượng mà ở đó các tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp… được nâng lên ở từng cấp và đáp ứng tốt hơn cho vị trí nghề nghiệp mà cụ thể là THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong đó có THQCT và KSXX. Với việc số lượng Kiểm sát viên có thâm niên cơng tác từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao với 45,45% nhưng Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa vẫn chủ yếu là Kiểm sát viên sơ cấp (chiếm 87,88%), Kiểm sát viên trung cấp chỉ chiếm chưa đến 10% và khơng có Kiểm sát viên cao cấp cho thấy công tác đào tạo, từ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác THQCT và KSXX vẫn còn chưa thực sự rõ nét, bởi theo lý thuyết thì đã có 45,45% của 87,87% Kiểm sát viên sơ cấp tức là gần 14 Kiểm sát viên sơ cấp đã đủ tiêu chuẩn để dự thi ngạch Kiểm sát viên trung cấp. Điều này có thể phản ánh một sức ì nào đó có thể tồn tại trong đội ngũ Kiểm sát viên. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế thì năng lực tin học của một số Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa cũng rất nhiều hạn chế. Những hạn chế, tồn tại này sẽ có tác động ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác THQCT và KSXX nói chung, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nói riêng.

Ngồi ra, với bình qn mỗi năm đưa ra xét xử 630,8 vụ, 988,4 bị cáo thì bình quân mỗi Kiểm sát viên THQCT và KSXX 19,11 vụ với 29,95 bị cáo mỗi năm là con số khá lớn. Trong khi đó nhiệm vụ của Kiểm sát viên khơng chỉ là THQCT và KSXX mà cịn những nhiệm vụ khác gắn với chức năng, nhiệm vụ của VKSND và Kiểm sát viên. Tất cả những vấn đề này chắc chắn có tác động ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự.

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)