Phân biệt tranh luận của Kiểm sát viên với tranh luận của các chủ thể khác tại phiên tịa hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 27 - 29)

chủ thể khác tại phiên tịa hình sự sơ thẩm

Tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự là một giai đoạn trong tiến trình xét xử tại một phiên tịa sơ thẩm hình sự. Trong đó, để được HĐXX đồng ý với quan điểm của mình, các bên tham gia tranh luận phải đưa ra những lý lẽ, những ý kiến, những dẫn chứng cụ thể để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác lại quan điểm của bên đối lập, để từ đó thuyết phục được HĐXX chấp nhận quan điểm của mình. Căn cứ vào mục đích, vai trò, địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tranh luận, chúng ta có thể chia ra chủ thể tham gia tranh luận tại phiên tịa hình sự sơ thẩm thành hai nhóm:

Một là, là các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội, bao gồm: Kiểm sát viên,

bị hại và người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi của bị hại.

Hai là, là các chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội, bao gồm: Bị cáo, người

bào chữa và người đại diện hợp pháp của bị cáo.

Ba là, các chủ thể khác tham gia vào hoạt động tranh luận nhằm giúp Tòa

án xác định sự thật khách quan, giải quyết đúng đắn các vấn đề của vụ án: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người giám định…

Còn đối với chủ thể thực hiện chức năng xét xử là HĐXX – gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì khơng thực hiện việc tranh luận mà chỉ xét hỏi và ngồi nghe lời trình bày của các bên cùng với những chứng cứ khác để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Như vậy, tham gia vào tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự có nhiều chủ thể khác nhau. Do vị trí, vai trị khác nhau nên mỗi chủ thể tham gia tranh luận thực hiện một chức năng hoặc một phần chức năng tố tụng nhất định. Chẳng hạn, Luật sư cũng là chủ thể tham gia tranh luận nhưng công việc của luật sư là công việc do sự thỏa thuận giữa bị cáo và luật sư, thơng qua thỏa thuận đó, luật sư sẽ là người tranh luận để bào chữa cho bị cáo. Việc tranh tụng của luật sư là nhằm mục đích bào chữa, gỡ tội cho bị cáo. Hay bị cáo tham gia vào tranh luận là nhằm tự bào chữa cho mình để gỡ tội, đó là quyền của bị cáo được pháp luật ghi nhận.

Khác với luật sư, bị cáo cũng như khác với các chủ thể khác tham gia tranh luận, Kiểm sát viên tranh luận tại phiên tồ sơ thẩm hình sự là việc Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, theo sự phân cơng và theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức VKSND nhân dân năm 2014; Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: VKSND có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật TTHS năm 2015 “Khi được phân công

thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật có quyền: yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; tiến hành tố tụng tại phiên tịa; cơng bớ cáo trạng hoặc quyết định truy tớ theo thủ tục rút gọn; các quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật; luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tớ tụng khác của Tịa án. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng (Phó Viện trưởng) về hành vi, quyết định của mình” [45].

Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự là để thực thi quyền lực nhà nước, thực hiện thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Tranh luận vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên tranh luận để đưa ra quan điểm, lập luận, chứng cứ, tài liệu để

phản bác lại ý kiến, lập luận của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm mục đích bảo vệ tính đúng đắn, khách quan, tính hợp pháp và có căn cứ của quan điểm truy tố, để buộc tội đối với bị cáo và đưa ra quan điểm giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)