Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 65 - 66)

- Những quy định có tính hành chính hiện hành đã làm hạn chế tính độc

3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một u cầu có tính ngun tắc đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [42]. TTHS là hoạt động hướng tới việc bảo vệ pháp luật, bảo đảm

cho pháp luật được tôn trọng và nghiêm chỉnh thực thi trong thực tiễn cuộc sống. Nền tư pháp XHCN lấy mục tiêu phục vụ nhân dân là mục tiêu cao nhất. Hoạt động tư pháp suy cho cùng là vì con người, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, tránh các hành vi xâm hại từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân kể cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong q trình thực thi cơng vụ gây ra.

Trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Toà án là nơi mà mọi người tìm đến lẽ phải, tìm đến cơng lý, Tồ án cung cấp cho xã hội phương thức hữu hiệu để xác định sự thật và công bằng trong hành động của các chủ thể, vì thế TAND và VKSND cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Cần khẳng định rằng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân có trách nhiệm cực kỳ quan trọng của VKSND và hoạt động của Kiểm sát viên THQCT và KSXX tại phiên tịa. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” [42, Khoản 5 Điều 103]. Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “…Bản án, quyết định

của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa” [45, Điều 26]. Từ quy định của Hiến pháp và pháp

luật TTHS khẳng định mơ hình tố tụng hình sự ở Việt Nam khơng cịn theo mơ hình thẩm vấn truyền thống mà là theo hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, theo đó, các chứng cứ, tình tiết của vụ án được những người tham gia tố tụng trình bày khách quan tại phiên tồ và trên cơ sở đó, HĐXX ra các phán quyết nhằm bảo đảm các phán quyết đó chính xác, khách quan, đúng luật.

Trong mơ hình thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, để xác định sự thật khách quan thì địa vị pháp lý, vai trị của các chủ thể tham gia tranh tụng nói chung, tranh luận nói riêng là hết sức quan trọng. Trong đó hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nằm trong mục đích chung của giai

đoạn tranh luận tại phiên tòa, hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tồ hình sự khơng có mục đích nào khác ngoài việc làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án nhằm góp phần cùng với HĐXX giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai cũng như bỏ lọt tội phạm, góp phần quan trọng vào bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Có thể khẳng định xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 mà việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tranh tụng, tranh luận tại phiên tịa hình sự nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả trong thực tiễn thực hiện hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên là vấn đề có tính tất yếu.

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)