Quy định của pháp luật hiện hành về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 36 - 37)

viên tại phiên tịa sơ thẩm vụ án hình sự

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Đảng ta đã xác định: “…bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa

xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”. [5].

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng xác định: “…nâng cao chất lượng tranh tụng

tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [6].

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, cùng với đó là sự nhận thức đầy đủ hơn về tranh tụng, năm 2013, nguyên tắc tranh tụng lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 – đạo luật Nhà nước cao nhất, cụ thể khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được

bảo đảm”. Trước khi có Hiến pháp 2013, tinh thần tranh tụng chỉ được thể hiện

tại các Nghị quyết của Bộ chính trị, đây là lần đầu tiên nguyên tắc tranh tụng được ghi nhận trong văn bản pháp luật. Việc Hiến định nguyên tắc tranh tụng là tư duy mới của Nhà nước ta, đã góp phần thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn trong việc xét xử, là tiền đề để xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo đảm tranh tụng trong các văn bản pháp luật tố tụng.

Pháp luật TTHS hiện nay đã có những quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn về tranh tụng và tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm vụ án hình sự nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng. Như đã phân tích ở Chương 1 của luận văn, tác giả luận văn xác định hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự gắn với giai đoạn

tranh luận giữa các bên, được bắt đầu bằng lời luận tội hoặc phát biểu của Kiểm sát viên về quan điểm giải quyết vụ án và kết thúc trước thời điểm HĐXX vào phòng nghị án. Pháp luật TTHS hiện hành (Bộ luật TTHS năm 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành và Quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát) quy định về hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự như sau:

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)