tranh luận
Địa vị pháp lý là “vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với
những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định của pháp luật; địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình...” [70, tr.244]. Thơng qua địa vị pháp lý có thể phân biệt
chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác; đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật.
Như trong Chương 1 tác giả luận văn đã đề cập, có thể chia các chủ thể tham gia tranh luận thành ba nhóm: Một là, là các chủ thể thực hiện chức năng
buộc tội, bao gồm: Kiểm sát viên, bị hại và người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi của bị hại; Hai là, là các chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội, bao gồm: Bị cáo, người bào chữa và người đại diện hợp pháp của bị cáo; Ba là, các chủ thể khác tham gia vào hoạt động tranh luận nhằm giúp Tòa án xác định sự thật khách quan, giải quyết đúng đắn các vấn đề của vụ án: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người giám định…
Tại phiên tịa sơ thẩm hình sự, Kiểm sát viên tham gia tranh luận với địa vị pháp lý của chủ thể thực hiện chức năng buộc tội. Kiểm sát viên là người được phân công THQCT và KSXX tại phiên tòa và bắt buộc phải tham gia vào việc tranh luận. Cụ thể:
Tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức VKSND nhân dân 2014; Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: VKSND có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Bộ luật TTHS năm 2015 đã bổ sung quy định tại Điều 266, Điều 267 về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét
xử có liên quan đến hoạt động tranh tụng và tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự, đó là: “Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, VKSND
có nhiệm vụ, quyền hạn: Cơng bớ cáo trạng, cơng bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đới với bị cáo tại phiên tịa. Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án” [45]. Đối với Kiểm sát viên, theo quy
định tại Điều 42 Bộ luật TTHS năm 2015 thì khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật có quyền: Luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.
Quy định về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh luận cũng đã được cụ thể hóa trong Quy chế cơng tác thực hành quyền cơng tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND nhân dân tối cao. Cụ thể: Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, VKSND có trách nhiệm: Thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội, không làm oan người vô tội, pháp nhân thương mại vô tội [Khoản 1, Điều 1]. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 266 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 18 Luật Tổ chức VKSND nhân dân và các quy định pháp luật khác có liên quan [68, Khoản 1 Điều 2]. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận 68, [Khoản 1 Điều 26].