Giải pháp chung (áp dụng cho Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai nói riêng)

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 66 - 72)

- Những quy định có tính hành chính hiện hành đã làm hạn chế tính độc

3.2.1. Giải pháp chung (áp dụng cho Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai nói riêng)

và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai nói riêng)

3.2.1.1. Hồn thiện pháp luật tớ tụng có liên quan đến tranh tụng, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Pháp luật là yếu tố cơ bản, bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm hình sự nói riêng.

Như đã phân tích trong Chương 2, pháp luật có liên quan đến tranh tụng và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tồ sơ thẩm hình sự vẫn cịn một số điểm hạn chế. Do vậy, để nâng cao chất lương tranh tụng nói chung, chất lượng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà phiên tồ sơ thẩm hình sự thì một trong những giải pháp quan trọng là phải tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan.

Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, theo tác giả trong gian tới cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi một số quy định pháp luật liên quan hoạt động tranh tụng, tranh luận của của Kiểm sát viên tại phiên tồ phiên tồ sơ thẩm hình sự như sau:

Một là, những quy định của pháp luật TTHS:

- Để bảo đảm phân định rạch ròi chức năng buộc tội và chức năng xét xử, cải tiến thủ tục xét xử bảo đảm tranh tụng dân chủ tại phiên tồ, bình đẳng giữa các bên buộc tội và bên bào chữa, theo chúng tôi cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định tại các Điều 307, Điều 309, Điều 310, Điều 311…về trình tự xét xử theo hướng: việc hỏi bị cáo, bị hại, nhân chứng…về các tình tiết của vụ án là trách nhiệm của Kiểm sát viên và người bào chữa. Toà án chỉ hỏi lại nếu có những câu trả lời khơng rõ ràng nhằm xác định các tình tiết của vụ án trên cơ sở kết quả thẩm vấn và tranh luận giữa các bên.

- Hoạt động của luật sư bào chữa có liên quan chặt chẽ đến chất lượng tranh tụng và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự. Để thực hiện yêu cầu này, cần hoàn thiện một số quy định:

+ Nên bãi bỏ khoản 2 Điều 87 Bộ luật TTHS 2015, vì việc quy định: Những gì có thật nhưng khơng được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì khơng có giá trị pháp lý và khơng được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án là không phù hợp với thực tế, gây cản trở đến quyền của người bào chữa và chưa tạo ra sự công bằng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ.

+ Nên bãi bỏ khoản 2 Điều 81 Bộ luật TTHS 2015: Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập

biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Vì để bảo đảm chất lượng tranh tụng và sự cơng bằng, bình đẳng giữa người bào chữa và Kiểm sát viên thì người bào chữa phải được bảo đảm quyền thu thập và giữ bí mật về chứng cứ do mình thu thập, để qua người bào chữa có đủ điều kiện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình.

- Để bảo đảm tính khách quan, khơng gây áp lực cho bị cáo và người bào chữa, cần sửa đổi Điều 321 Bộ luật TTHS năm 2015 theo hướng: Trong bản luận tội Kiểm sát viên chỉ đưa ra lập luận, kết luận về tội danh và khung hình phạt đối với bị cáo, cịn mức án và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên để cho HĐXX kết luận khi tuyên án; hoặc, sau khi các bên đã tranh luận xong, Kiểm sát viên đưa ra lời đề nghị cụ thể về hình phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các vấn đề khác (nếu thấy cần thiết) trước khi HĐXX vào phòng nghị án.

Hai là, đối với Luật Tổ chức VKSND 2014.

Theo quy định của Luật Tổ chức VKSND 2014, nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là 5 năm đối với bổ nhiệm lần đầu và 10 năm đối với bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch “Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm” (Điều 82). Theo tác giả nên chăng cần nghiên cứu, sửa đổi quy định này theo hướng quy định không kỳ hạn, trong trường hợp đó, nên quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn chức danh này.

3.2.1.2. Chú trọng phát triển đội ngũ Luật sư đủ về sớ lượng và có chất lượng để bảo đảm thực hiện tớt việc tranh luận tại phiên tồ, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị cùa luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý nói chung, bào chữa tại phiên tịa hình sự nói riêng

Để hoạt động tranh tụng, tranh luận có hiệu quả, điều kiện trước hết đó là sự hoạt động tích cực của hai chủ thể quan trọng: Đội ngũ Kiểm sát viên và Luật sư bào chữa. Theo đó, hai chủ thể này phải có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm. Do đó, để nâng cao hiệu quả tranh tụng nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa hình sự sơ thẩm nói riêng cần quan tâm và chú trọng phát triển đội ngũ

Luật sư đủ về số lượng và có chất lượng để bảo đảm thực hiện tốt việc tranh luận tại phiên toà.

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có chủ trương đến năm 2020 số lượng luật sư trên cả nước phải đạt từ 18.000 đến 20.000 luật sư, cũng như thực hiện Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển

đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”,

Quyết định 1072/QĐ-TTg ngày 05/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”… UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung, UBND tỉnh Đồng Nai nói riêng đã có nhiều quyết định, kế hoạch về đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư. Nhìn chung chất lượng của đội ngũ luật sư ngày càng được nâng cao do yêu cầu của thị trường dịch vụ pháp lý, đồng thời được đào tạo bài bản, có khả năng chun mơn, là nhân tố góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư nói chung, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tịa hình sự nói riêng.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được thì nhìn chung số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư cịn thấp, có nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cài cách tư pháp... sự tham gia của luật sư để bào chữa tại phiên tịa hình sự cũng rất hạn chế (riêng thành phố Biên Hòa tỷ lệ tham gia của luật sư trong phiên tịa hình sự sơ thẩm là 3,67% tổng số vụ được TAND thành phố Biên Hòa đưa ra xét xử). Những điều này làm cho kết quả hoạt động bào chữa của luật sư nói chung chưa cao và nó tác động ảnh hưởng tới hoạt động và chất lượng hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự. Do đó, Chính phủ, Bộ Tư pháp và Liên đoàn luật sư Việt Nam cần phải tiếp tục quan tâm nâng cao số lượng và tăng chất lượng đào tạo luật sư, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề cho các luật sư, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng cho các luật sư những kiến thức và kỹ năng hành nghề. UBND tỉnh Đồng Nai cũng cần căn cứ vào các văn bản có liên quan của Chính phủ, Bộ Tư pháp về việc phát triển đội ngũ luật sư để có các quyết định, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Tự bản thân

người luật sư cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu, trau dồi, cập nhật kịp thời về kiến thực pháp lý, thực hiện nghiêm việc tham gia bồi dưỡng, nghiệp vụ về luật sư; trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng về hành nghề, tranh tụng, “văn hóa tụng đình”; đề cao đạo đức và ứng xử hành nghề và phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm, chức năng xã hội của nghề luật sư, vị trí, vai trị của mình trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm góp phần bảo vệ cơng lý; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ; giúp giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật.

Cùng với việc chú trọng phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng và có chất lượng để bảo đảm thực hiện tốt việc tranh luận tại phiên tồ thì vấn đề nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị cùa luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý nói chung, bào chữa tại phiên tịa hình sự nói riêng là hết sức quan trọng. Bởi thực tiễn trong thời gian qua thì vị trí, vai trị cùa luật sư trong xã hội và trong tham gia tố tụng cịn hạn chế, chưa thực sự được nhìn nhận đúng và đầy đù theo tinh thần cùa Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị cùa luật sư trong việc tư vấn, giúp đỡ về mặt pháp lý chưa toàn diện, sâu sắc; nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư còn ít. Q trình tham gia tố tụng cùa các luật sư vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc do một số cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng chưa đảm bào cho luật sư thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bào chừa, phổ biến là tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức khác chưa nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí, vai trị của các luật sư trong hoạt động hành nghề luật sư nói chung và hoạt động bảo chữa nói riêng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp luật sư nói cứ nói, Tịa quyết cứ quyết, khi tuyên án, HĐXX không hề quan tâm đến quan điểm, lập luận bào chữa của luật sư hoặc chỉ nói chung chung là không chấp nhận đề nghị cùa luật sư mà không đưa ra lý do của việc từ chối.

Do đó, rất cần thiết phải có các quán triệt cụ thể bằng văn bản trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng về việc nâng cao nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về vị trí, vai trị của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nói riêng. Cần thống nhất nhận thức rằng, sự tham gia của luật sư tại phiên tịa là nhằm góp

phần bảo đảm sự khách quan, cơng bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; là một kênh giám sát xã hội hữu hiệu đối với các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng ở khía cạnh tích cực góp phần cho các hoạt động tố tụng hình sự ngày một hồn thiện, đúng pháp luật; góp phần nâng cao năng lực, trình độ của người tiến hành tố tụng, trong đó có hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên. Cùng với nâng cao nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về vị trí, vai trị của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự cũng cần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò luật sư - người bào chữa hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hình sự thơng qua các hình thức tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về hình sự kết hợp lồng, ghép các nội dung liên quan về chức năng, vai trò của luật sư.

3.2.1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật tớ tụng hình sự nói chung, các quy định có liên quan đến tranh tụng, tranh luận nói riêng

Tuyên truyền pháp luật là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật. Điều này một mặt giúp người dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác giúp cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi phạm tội.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tranh luận Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự cần thiết phải nâng cao cả chất lượng của tất cả các chủ thể tham gia tranh tụng nói chung, tham gia tranh luận nói riêng. Do đó, cần thực hiện rộng rãi việc tuyên truyền các quy định của pháp luật TTHS nói chung, các quy định có liên quan đến tranh tụng, tranh luận nói riêng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ thẩm hình sự, về trình tự, thủ tục và các quy định khác về tranh tụng, tranh luận tại tịa. Cũng thơng qua đó người dân nói chung và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng nhận thức đúng về phiên tòa, về tranh tụng, tranh luận tại phiên tịa và việc họ có thể tự chuẩn bị nội dung, chứng cứ để tranh luận, bảo vệ quyền lợi của mình tại phiên tịa hoặc cần thiết nhờ sự tham gia của người bào chữa nếu bản thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ lại khơng có khả năng bào chữa hiệu quả. Việc người bào chữa tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi

cho bị cáo phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chính họ, người đại diện hợp pháp cũng như gia đình của họ. Do vậy, việc thay đổi nhận thức của người dân nói chung, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự, về tranh tụng, tranh luận, về vai trò của người bào chữa là cách tốt nhất để trang bị cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo những phương tiện, biện pháp giúp họ bảo vệ mình, đồng thời đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)