Giai đoạn từ trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 29 - 32)

1.4.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1958

Từ 1945 đến trước năm 1958, cơ quan công tố nhà nước tổ chức đa dạng, linh hoạt (gồm: Tòa án quân sự, Tòa án binh, Tòa án đặc biệt có người thực hành

quyền công tố, chỉ Tịa án tư pháp có Viện cơng tớ), phục vụ nhiệm vụ cách mạng,

sự phát triển của ngành công tố chủ yếu gắn với q trình phát triển của Tịa án (Hệ

thớng Tịa án gồm có Tịa sơ cấp ở các quận, phủ, huyện, châu; Tòa đệ nhị cấp ở cấp tỉnh và Tòa thượng thẩm ở Bắc, Trung và Nam Kỳ); áp dụng pháp luật lục địa,

phương pháp xét xử thẩm vấn. Tịa án và cơ quan cơng tố nằm trong Bộ Tư pháp, nhưng hoạt động Công tố độc lập với hoạt động xét xử. Các Thẩm phán của Công tố viện (Thẩm phán buộc tội) hợp thành một đoàn thể độc lập do Chưởng lý đứng đầu và thực hiện chức năng công tố theo ủy quyền của Chưởng lý. Gắn với sự tổ chức đa dạng, linh hoạt của cơ quan cơng tố thì các trình tự thủ tục và hoạt động tranh luận tại phiên tịa nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên (Công tố viên) cũng được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau do Nhà nước ban hành.

Tại Điều 5 sắc lệnh số 33/SL ngày 13/09/1945 về thiết lập Tòa án quân sự quy định: “Ngồi xử có Chánh án và 2 Hội Thẩm… đứng buộc tội là 1 ủy viên

quân sự hay 1 ủy viên khác của các ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ một người khác bênh vực cho. Một viên lục sự ngồi ghế chép các điều tranh luận và bản án tuyên ra”[8].

Điều 2 Sắc lệnh số 7 ngày 15/01/1946 bổ khuyết Sắc lệnh ngày 13/09/1945 như sau: “Đứng buộc tội tùy quyết định của Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ

là một Ủy viên quân sự hay một Ủy viên của Ban trinh sát hoặc một nhân viên của Công tớ viện do ơng Trưởng lý Tịa thượng thẩm chỉ định”[9].

Còn theo Điều 31 Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán (sửa đổi Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950): “Sau khi nghe

các bị can, các người làm chứng, các cáo trạng của ông Công tố viên, và sau cùng, nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án Tòa án nhân dân Phúc thẩm khu hoặc thành phố và các ông Hội thẩm chuyên môn, Hội thẩm nhân dân lui vào phòng nghị sự để cùng quyết định về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt, trường hợp tăng tội và trường hợp giảm tội…” [10].

Trong Sắc lệnh số 51/ST ngày 17/04/1946 về ấn định thẩm quyền các Tịa án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Tịa án cũng có quy định thể hiện nội dung thủ tục tranh luận tại phiên tòa thời kỳ đó. Tại Điều 26 sắc lệnh này quy định: “Ơng Cơng tớ viên Tịa án nhân dân tỉnh hoặc thành phớ bắt buộc phải có mặt tại các phiên tịa hình và hộ. Khi ra phiên tịa, ơng Cơng tố viên cũng như bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo, có quyền u cầu Tịa thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật. Khi cuộc thẩm vấn ở phiên tịa xong rồi, ơng Cơng tớ ủy viên thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông Công tố ủy viên cũng nói sau dân sự nguyên cáo. Bên bị can được nói sau cùng, trước khi tịa tun án. Tịa khơng bắt buộc phải xử theo lời yêu cầu của ông Công tố ủy viên”[11]. Thủ tục tại phiên tòa còn được quy định trong Sắc lệnh số 190

ngày 01/10/1946 quy định về thẩm quyền truy tố của Tòa án; Sắc lệnh số 163 ngày 23/08/1946 về tổ chức Tòa án binh lâm thời; Sắc lệnh số 19 ngày 16/02/1947 quy định về tổ chức Tịa án Binh trên tồn cõi Việt Nam…

Nhìn chung, các quy phạm tố tụng trong thời kỳ này chủ yếu điều chỉnh về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, vị trí của các chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật trong việc tiến hành và tổ chức các phiên tòa…, còn quy định về thủ tục tranh luận nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng tại phiên tịa thì chỉ mang tính tượng trưng và chưa rõ nét.

1.4.1.2. Giai đoạn từ năm 1958 đến trước trước khi Bộ luật Tớ tụng hình sự năm 1988 được ban hành

Năm 1959, trên cơ sở Nghị định 256 ngày 01/7/1959, Nghị định 321 ngày 02/7/1959 của Chính phủ, Viện cơng tố với tư cách là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập, có tổ chức từ Trung ương đến địa phương, hệ thống cơ quan công tố được tách ra khỏi Bộ Tư pháp. Nhiệm vụ chung của Viện công tố là: Giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của Nhà nước, truy tố theo pháp luật hình

sự những kẻ phạm pháp để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ quyền và lợi ích của cơng dân, đảm bảo cơng cuộc kiến thiết và cải tạo XHCN tiến hành thuận lợi. Thời kỳ này hoạt động công tố tham gia đấu tranh chống tội phạm trên các mặt qn sự, chính trị, kinh tế... Cơng tố viên đã thể hiện vai trò buộc tội trong các phiên tịa hình sự. Mặc dù vậy, hoạt động tranh luận của Công tố viên tại phiên tòa chưa được quy định rõ ràng.

Trong giai đoạn 1960 đến trước khi có Bộ luật TTHS năm 1988, lần lượt Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1960 và Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1981 được Quốc hội ban hành. Trong đó liên quan tới THQCT, tranh tụng, tranh luận và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự có một số điểm đáng chú ý:

Điều 7 Luật tổ chức Tịa án năm 1960 có quy định: “Quyền bào chữa của

bị cáo được bảo đảm. Ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có thể nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ người cơng dân được đồn thể nhân dân giới thiệu hoặc được Toà án nhân dân chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần thiết, Toà án nhân dân chỉ định người bào chữa cho bị cáo”[37].

Điểm a Điều 17 Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1960 quy định: VKSND nhân dân tối cao và các VKSND nhân dân địa phương có quyền: Khởi

tố về hình sự và giữ quyền cơng tớ trước Tồ án nhân dân cùng cấp [37].

Khoản 2 Điều 13 Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1981 quy định khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các VKSND nhân dân có quyền: Tham gia tớ

tụng tại phiên toà của Toà án nhân dân cùng cấp; trong phiên tồ hình sự, kiểm sát viên đọc cáo trạng và luận tội [38].

Có thể thấy pháp luật TTHS nước ta thời kỳ này đã quan tâm đến quyền bào chữa của bị cáo, nó được xem là một quyền đối trọng với quyền buộc tội của VKSND. Đây là những quy định làm cơ sở cho hoạt động tranh tụng, tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tịa sơ thẩm hình sự nói riêng. Trong khi đó các Luật tổ chức VKSND nhân dân năm 1960, 1981 đã quy định VKSND nhân dân được thành lập một hệ thống độc lập (thay thế Viện công tố trước đây) để thực hiện chức năng buộc tội (truy tố và thực hành quyền công tố). Tuy vậy, những quy định về tranh tụng, tranh luận tại

phiên tịa sơ thẩm hình sự nói chung, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng vẫn chưa được rõ ràng.

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)