Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 46 - 50)

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Thực hiện định hướng cải cách tư pháp của Đảng, trong những năm qua TAND tỉnh Đồng Nai nói chung, TAND thành phố Biên Hịa nói riêng đã tích cực

chủ động trong đổi mới hình thức tổ chức phiên tịa nhằm bảo đảm tốt việc tranh tụng khi xét xử. Tại các phiên tòa, HĐXX đã đảm bảo cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng thực sự có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra các yêu cầu, tranh luận tại phiên toà nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ.

Hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa với luật sư bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự từng bước được chú trọng, đặc biệt từ sau khi Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực. Đây là hoạt động trọng tâm của phiên tòa xét xử án hình sự, vì thế tất cả các vụ án, Kiểm sát viên đã thực hiện nghiêm túc việc các quy định về tranh luận theo quy định tại Điều 217, Điều 218 của Bộ luật TTHS năm 2003 (giai đoạn 2016 – 2018) và theo quy định tại các Điều 320, Điều 322 của Bộ luật TTHS năm 2015, Điều 18 của Luật tổ chức VKSND nhân dân 2014, các Điều 25, 26 của Quy chế công tác THQCT và KSXX các vụ án hình sự số 505. Kết quả đạt được thể hiện như sau:

- Về bản luận tội và trình bày bản luận tội:

Kiểm sát viên đã quan tâm đến việc chuẩn bị dự thảo bản luận tội; 100% các vụ án đưa ra xét xử đều được chuẩn bị Dự thảo luận tội, trình Phó Viện trưởng phụ trách phê duyệt trước khi mở phiên tòa 03 ngày làm việc. Bản dự thảo luận tội cũng đã được bổ sung hoàn thiện ngay trong tiến trình diễn ra phiên tịa, bảo đảm dự thảo luận tội cho phù hợp với kết quả kiểm tra chứng cứ cơng khai tại phiên tồ, hạn chế được tình trạng Kiểm sát viên trình bày lời luận tội trong dự thảo không phù hợp với thực tế tại toà. Nhờ vậy, tất cả các bản luận tội tại phiên tòa đều đáp ứng được yêu cầu như nêu tóm tắt được nội dung vụ án, viện dẫn chứng cứ chứng minh khẳng định được tính có căn cứ của quyết định truy tố, phân tích được nguyên nhân, động cơ, điều kiện phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; phân tích vai trị, tính chất hành vi phạm tội của từng bị cáo, đánh giá được nhân thân, nêu và đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhận định, phân tích căn cứ giải quyết vụ việc.

Bản luận tội được Kiểm sát viên trình bày trước tịa về cơ bản rõ ràng, phân tích, lập luận tương đối sắc sảo, chứng minh được hành vi phạm tội của bị

cáo; vai trị của từng bị cáo; tính chất, mức độ tội phạm; đề nghị về hình phạt, trách nhiệm dân sự; việc giải quyết các vấn đề khác của vụ án đúng theo các quy định của pháp luật. Qua trao đổi trực tiếp với một số thẩm phán TAND thành phố Biên Hịa thì đa số họ đều đánh giá tương đối cao phần luận tội của Viện kiểm sát và lời luận tội của Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa. Họ cho rằng luận tội tương đối bảo đảm và có sức thuyết phục. Điều này đã phản ánh được một phần chất lượng của hoạt động chuẩn bị bản luận tội và trình bày bản luận tội của Kiểm sát viên về cơ bản được bảo đảm tốt.

- Về tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác:

Khảo sát tại VKSND thành phố Biên Hòa thấy rằng, khi nhận nhiệm vụ THQCT và KSXX tại phiên tịa sơ thẩm hình sự, hầu hết các Kiểm sát viên đều dự kiến các tình huống phát sinh, các nội dung bị cáo, luật sư, người tham gia tố tụng khác sẽ tranh luận tại phiên tồ, từ đó chuẩn bị các nội dung đối đáp, tranh luận. Theo thống kê, trong giai đoạn 2016 – 2020, tất cả 3.154 vụ án, 4.942 bị cáo được TAND thành phố Biên Hòa đưa ra xét xử đều có ý kiến tranh luận hoặc thắc mắc từ bị cáo, luật sư hoặc những người tham gia tố tụng khác. Trong đó có 116 vụ với 171 bị cáo là có luật sư tham gia bào chữa và luật sư đều có ý kiến tranh luận (xem Bảng 2.4. và Phụ lục).

Bảng 2.4

Số lượng luật sư tham gia phiên tịa sơ thẩm hình sự của TAND Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016-2020)

Năm

Số vụ án Tòa án đã xét xử sơ thẩm

Số vụ án Tịa xét xử

có luật sư tham gia Tỷ lệ (%)

Vụ án Bị can Vụ án Bị can Vụ án Bị can

2016 716 1143 28 36 3,91 3,15 2017 576 898 19 29 3,30 3,23 2018 544 835 22 34 4,04 4,07 2019 631 910 21 32 3,33 3,52 2020 687 1156 26 40 3,78 3,46 Tổng 3154 4942 116 171 3,68 3,46

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo THQCT của VKSND thành phớ Biên Hịa giai đoạn 2016 – 2020)

Trao đổi với một số Kiểm sát viên VKSND thành phố Biên Hòa được biết, hoạt động tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên VKSND được thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục pháp luật và có hiệu quả, góp phần quan trọng vào cơng tác xét xử của tịa án. Quá trình tranh luận, đối đáp Kiểm sát viên đã chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ các quan điểm mà bị cáo, luật sư và những người tiến hành tố tụng đưa ra, sắp xếp và trả lời từng ý kiến, vận dụng linh hoạt các phương pháp, đồng thời bình tĩnh, chủ động lập luận đối đáp tranh luận. Đối với các ý kiến của bị cáo, luật sư đưa ra không đúng, Kiểm sát viên đã bình tĩnh viện dẫn, phân tích các chứng cứ được kiểm tra tại phiên tồ một cách lơgic, các quy định của pháp luật để lập luận bác bỏ, việc ứng xử nhanh nhạy, vững vàng của Kiểm sát viên được HĐXX và những người tham gia phiên toà hoan nghênh và ủng hộ.

Về nội dung tranh luận, kết quả tổng hợp qua việc nghiên cứu điển hình 50 biên bản phiên tịa sơ thẩm hình sự có luật sư tham gia thấy rằng: Có 143 ý kiến tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên nhằm tranh luận hoặc trả lời thắc mắc từ bị cáo, luật sư; khơng có ý kiến tranh luận từ phía bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Trong đó:

Tranh luận về ý kiến không thừa nhận bị cáo phạm tội theo cáo trạng truy tố của VKSND, kết luận trong luận tội của Kiểm sát viên có 08 ý kiến, chiếm 5,59%; Tranh luận về ý kiến bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mà VKSND truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh có 10 ý kiến, chiếm 6,69%; Tranh luận về ý kiến quá trình điều tra, truy tố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị HĐXX trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có 32 ý kiến, chiếm 22,38%; Tranh luận về ý kiến khơng đồng ý với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà VKSND nêu ra, đề nghị loại bỏ hoặc tăng thêm tình tiết giảm nhẹ có 7 ý kiến, chiếm 4,90%; Tranh luận về ý kiến Không đồng ý với loại và mức hình phạt mà Kiểm sát viên đề nghị có 74 ý kiến, chiếm 51,75%; Tranh luận về ý kiến không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng do Kiểm sát viên đề nghị có 12 ý kiến, chiếm 8,39% (xem Bảng 2.3 và Phụ lục).

Bảng 2.3

Thống kê ý kiến tranh luận trong các phiên tịa hình sự sơ thẩm được xét xử tại TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020

STT Dạng ý kiến tranh luận lượng Số Tỷ lệ

%

1 Không thừa nhận bị cáo phạm tội theo cáo trạng truy tố của

Viện kiểm sát, kết luận trong luận tội của Kiểm sát viên, 08 5,59 2

Bị cáo, người bào chữa thừa nhận bị cáo phạm tội nhưng phạm tội khác nhẹ hơn so với tội mà Viện kiểm sát truy tố, kết luận, đề nghị thay đổi tội danh,

10 6,69

3

Thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng điều luật mà Viện kiểm sát đã truy tố nhưng phạm vào khoản khác nhẹ hơn so với khoản Viện kiểm sát đã truy tố,

0 0

4

Thừa nhận bị cáo phạm tội theo đúng tội danh, điều khoản của Viện kiểm sát đã truy tố nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên đề nghị Hội đồng xét xử tạm hỗn phiên tịa, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung,

32 22,38

5

Không đồng ý với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị loại bỏ hoặc tăng thêm tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ,

Một phần của tài liệu TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)