NHẬP KHẨU TẠI TỈNH CAO BẰNG
NHẬP KHẨU TẠI TỈNH CAO BẰNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đơng Bắc, phía Bắc và phía Đơng giáp Trung Quốc với đường biên giới dài trên 333 km; phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây Nam giáp Tuyên Quang; phía Nam giáp với các tỉnh: Bắc Kạn và Lạng Sơn. Tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên
6.690,72 km² với địa hình núi non trùng điệp, rừng núi chiếm hơn 90% diện
tích tồn tỉnh, từ đó hình thành 3 vùng rõ rệt: Miền Đơng có nhiều núi đá, miền Tây núi đất xen núi đá, miền Tây Nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, vì vậy, giao thơng giữa các huyện trong tỉnh còn bị hạn chế. Dân số tồn tỉnh là 531.043 người, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 95%. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, hiện nay, tỉnh Cao Bằng có 9 huyện, 01 thành phố với 199 xã, phường, thị trấn, trong đó có 46 xã, thị trấn nằm ở biên giới.
Điều kiện tự nhiên của Cao Bằng không thuận lợi, xa các trung tâm kinh tế của đất nước; giao thơng đi lại cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư phát triển còn rất hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cịn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn, tình trạng dân trí cịn tương đối thấp. Đến nay, Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo và còn chậm phát triển. Đây cũng là một thách thức cho đơn vị Hải quan hoạt động trên địa bàn tỉnh và cũng là khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý thuế, xuất nhập khẩu.