Phân biệt tội đánh bạc Điều 321 BLHS và tổ chức đánh bạc Điều 322 BLHS

Một phần của tài liệu TỘI ĐÁNH BẠC TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 39 - 41)

Nam năm 2015 thì người phạm tợi đánh bạc có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với khung tăng nặng: Đối với những người thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn các yếu tớ cấu thành tợi và có các tình tiết định khung tăng nặng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Ngồi việc phải chịu hình phạt chính, người phạm tợi còn có thể phải gánh chịu hình phạt bở sung “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, hình phạt là trung tâm của trách nhiệm hình sự, là hậu quả của hành vi phạm tội, việc xác định trách nhiệm hình sự như thế nào rất quan trọng trong trừng trị, phòng ngừa và giáo dục người phạm tội và người khác khi họ phạm tợi đánh bạc. Nhìn vào các chế tài mà BLHS qui định cho người phạm tội này cho chúng ta thấy sự đa dạng trong các loại hình phạt áp dụng đối với người phạm tội này cũng như mức tới thiểu và tới đa của từng loại hình phạt cả chính lẫn bở sung. Ngồi hình phạt, người phạm tội còn có thể phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế của tớ tụng hình sự và mang án tích khi bị kết tợi này. Trách nhiệm hình sự phải phù hợp với tính nguy hiểm là yêu cầu bắt ḅc, các chế tài mà ḷt hình sự xây dựng cho TĐB có phát huy được các giá trị của nó hay không cần làm rõ trong thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội danh này.

2.2. Phân biệt tội đánh bạc với một số tội danh khác trong Bộ luật hình sự

2.2.1. Phân biệt tội đánh bạc Điều 321 BLHS và tổ chức đánh bạc Điều 322 BLHS BLHS

Trong lý luận và thực tiễn hiện nay đang tồn tại một vài nhầm lẫn giữa tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Trước hết, chúng ta cần nhận định rằng trên thực tế hai tội phạm này là rất phổ biến và thường đi kèm với nhau. Trong một vụ án cụ thể thường sẽ có một vài đối tượng đóng vai trò khởi xướng, bị xét xử tội tổ chức đánh bạc, còn các đối tượng còn lại có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tớ tội đánh bạc. Để có thể phân biệt được hành vi của chủ thể phải chịu TNHS một trong hai tội này chúng ta cần phân biệt những dấu hiệu pháp lý khác nhau giưã hai tội. Theo đó,

hành vi khách quan của tội đánh bạc là hành vi của các con bạc giải quyết việc thắng, thua trong các trò chơi bằng những lợi ích vật chất xác định. Còn hành vi tổ chức là việc lôi kéo, tập hợp, sắp xếp các điều kiện để cho các con bạc tham gia chơi. Như vậy, trong một vụ án, hành vi tổ chức đánh bạc thường xuất hiện trước hành vi đánh bạc của các dối tượng tham gia thường phát sinh sau đó, hành vi đánh bạc thường là kết quả được hình thành tạo nên do hành vi tổ chức, còn hành vi tổ chức là tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc được thực hiện. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là không phải mọi hành vi tổ chức đánh bạc đều bị truy tố bởi tội tổ chức đánh bạc mà một số trường hợp người phạm tội sẽ bị truy tố tội đánh bạc. Trường hợp thứ nhất là khi người có hành vi tổ chức đánh bạc nhưng không thoả mãn các điều kiện như quy mô lớn như tổ chức cho 10 người trở lên, hay “02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên” hoặc “Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;” Như vậy, trong trường hợp không thoả mãn các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội tổ chức đánh bạc, người có hành vi tổ chức đánh bạc có thể bị truy cứu TNHS tội đánh bạc với vai trò đồng phạm. Trường hợp thứ hai, là người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc chỉ nhằm cùng tham gia nhằm thoả mãn “thú cờ bạc" của bản thân khi đó họ cũng chịu TNHS về tội đánh bạc bởi bản chất của hành vi này là hành vi đồng phạm tổ chức, xúi giục, giúp sức đánh bạc … Sở dĩ có sự nhầm lần trong trường hợp trên là do về bản chất hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi đồng phạm (tổ chức, xúi giục, giúp sức) đánh bạc. Nhưng do tính chất nguy hiểm của hành vi tổ chức trong trường hợp này (trong trường hợp quy mô lớn, giá trị vật chất ăn thua cao) thì nhà làm ḷt phân hoá TNHS thành mợt tợi độc lập là tổ chức đánh bạc nhằm xây dựng hình phạt được áp dụng phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Trong hai trường hợp trên, yếu tố quy mô không lớn hoặc mục đích chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu được đánh bạc của cá nhân, điều đó đã làm giảm đáng kể tính gây nguy hại cho xã hợi của hành vi tổ chức đánh bạc. Do đó mà chúng sẽ không còn tương xứng về tính chất nguy hiểm cho xã hội nếu được xếp vào tội danh tổ chức

đánh bạc, việc qui định chỉ truy cứu TNHS về đồng phạm đánh bạc là phù hợp tính chất của hành vi.

Một phần của tài liệu TỘI ĐÁNH BẠC TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 39 - 41)